Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình (CDC Hòa Bình)

http://ksbthoabinh.vn


BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

                                      BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

1.Tổng quan bệnh Tăng huyết áp
Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Huyết áp gồm có hai con số (ví dụ 140/80mmHg, 130/90mmHg). Số cao hơn gọi là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa), số thấp hơn là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Theo khuyến cáo hiện nay của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kì coi huyết áp ≥130/80mmHg là tăng huyết áp). Tức là huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 140/90mmHg
Tăng huyết áp là bệnh diễn biến thầm lặng qua nhiều năm tháng, đa phần phát hiện tình cờ hoặc chỉ khi bệnh nhân có biến chứng mới được phát hiện. Tăng huyết áp gây ra nhiều hậu quả xấu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như: nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy thận…
Tăng huyết áp được chia làm hai thể: tăng huyết áp tiên phát (tăng huyết áp vô căn) và tăng huyết áp thứ phát (tăng huyết áp có nguyên nhân). Tăng huyết áp vô căn là thể tăng huyết áp thường gặp nhất, chiếm 90% và không xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Cơn tăng huyết áp là tình trạng huyết áp đột ngột tăng cao lên trên 180/120mmHg. Cơn tăng huyết áp được chia làm hai loại: tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp.Tăng huyết áp cấp cứu được định nghĩa là huyết áp tăng trên 180/120mmHg và có bằng chứng tổn thương cơ quan đích (bệnh não tăng huyết áp, tổn thương võng mạc, suy thận cấp, nhồi máu cơ tim, lóc tách động mạch chủ). Tăng huyết áp khẩn cấp thì chưa có tổn thương cơ quan đích. Nhưng cả hai thể đều phải điều trị ngay và kịp thời.
Vì sao Tăng huyết áp nguy hiểm?
Tăng huyết áp không chỉ đơn thuần là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch tăng, mà nó còn kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch.
Theo thời gian, tăng huyết áp nếu không được theo dõi và kiểm soát tốt sẽ gây ra các biến chứng về tim mạch, đột quỵ và thận.
Trong đó, các biến chứng điển hình nhất là: Đau thắt ngựcnhồi máu cơ timsuy tim, nhũn não, xuất huyết não, mờ mắt, bệnh động mạch ngoại vi, phình hoặc phình tách thành động mạch...Đây là những biến chứng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, có khả năng gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất đối với gia đình bệnh nhân và xã hội.
Tăng huyết áp còn nguy hiểm bởi chúng thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng báo trước nào. Trên thực tế có nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không hề hay biết. Đến khi phát hiện thì đã bị mắc các biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc phải chịu thương tật suốt đời. Không ít trường hợp bệnh nhân thấy có triệu chứng đau đầu thì cũng là lúc phát hiện mình bị xuất huyết não, khả năng cứu chữa vô cùng mong manh.
2. NGUYÊN NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Huyết áp tăng cao có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Một số nhóm nguyên nhân chính là:
Yếu tố bệnh lý
Các bệnh lý về thận như: viêm cầu thận, viêm cầu thận mạn tính, sỏi thận, niệu quản, hẹp động mạch thận,…
Các bệnh về nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến yên, bệnh của tuyến thượng thận như u tủy thượng thận, u vỏ thượng thận,…
Các bệnh lý mạch máu và tim: hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ…
Thừa cân, béo phì: người béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp hơn những người bình thường.
Tăng huyết áp do yếu tố tâm thần: stress tâm lý, lo lắng, sợ sệt quá mức,...
Yếu tố đặc điểm cá nhân
Chủng tộc: một số chủng tộc có nguy cơ tăng huyết áp hơn như người Mỹ gốc Phi
Di truyền: tăng huyết áp có xu hướng di truyền, nếu bố mẹ hoặc người thân trong nhà bị bệnh cao huyết áp, thì nguy cơ bị bệnh này ở con sẽ cao.
Tuổi: xu hướng chung là tuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thường gặp ở người > 35 tuổi, phụ nữ thường bị tăng huyết áp sau mãn kinh.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng là một nguyên nhân
Ăn nhiều muối: thói quen ăn mặn được xem là yếu tố nguy cơ làm huyết áp tăng cao.
Hút thuốc lá: gây co mạch và tăng xơ vữa mạch.
Thiếu vận động: lười vận động dễ dẫn đến thừa cân, béo phì và làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
Do tác dụng của thuốc
Tăng huyết áp do nhiễm độc thai nghén.
Tăng huyết áp do dùng một số thuốc: thuốc chữa ngạt mũi, thuốc chữa hen, thuốc tránh thai, thuốc đông y như cam thảo…
3.YẾU TỐ NGUY CƠ
Đối tượng nguy cơ bệnh Tăng huyết áp
  • Giới nam
  • Nữ đã mãn kinh
  • Tiền sử gia đình có người tăng huyết áp
  • Béo phì, thừa cân
  • Lối sống ít hoạt động thể lực
  • Hút thuốc lá
  • Chế độ ăn nhiều muối, ăn mặn
  • Stress và căng thẳng tâm lý
  • Uống nhiều rượu, bia
  • Bệnh thận mạn, đái tháo đường, hội chứng ngừng thở khi ngủ

4.Triệu chứng cao huyết áp
Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.
Description: Cao huyết áp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Triệu chứng bệnh cao huyết áp thường không rõ ràng, chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ hoặc khám một bệnh khác
Đúng như cái tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.

5.Huyết áp cao là bao nhiêu?
Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):
  • Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
  • Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Để trả lời cho vấn đề “Huyết áp cao là bao nhiêu”, hàng loạt các hướng dẫn điều trị của những quốc gia, hiệp hội và nhiều nhà khoa học hàng đầu về tim mạch trên thế giới đã được đưa ra. Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:
  • Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;
  • Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;
  • Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên;
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
  • Tiền tăng huyết áp khi:
Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg
Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.











6. CHẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP


. Phân loại các mức huyết áp (HA) dựa trên số đo tại phòng khám
Phân loại     HA tâm thu    
       (mmHg)
   HA tâm trương  
      (mmHg)
Tối ưu          < 120      và           < 80
Bình thường        120-129  và/hoặc           80-84
Bình thường cao        130-139  và/hoặc           85-89
Tăng HA độ 1        140-159  và/hoặc           90-99
Tăng HA độ 2        160-179  và/hoặc        100-109
Tăng HA độ 3          ≥ 180  và/hoặc           ≥ 110
Tăng HA tâm thu đơn độc          ≥ 140      và           < 90
Ghi chú: Nếu HA tâm thu và HA tâm trương của bệnh nhân nằm ở 2 mức khác nhau, phân loại dựa vào mức cao hơn. Tăng HA tâm thu đơn độc cũng được phân thành độ 1, 2 hoặc 3 dựa vào trị số HA tâm thu.
 

ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
4.1. Khi nào khởi trị tăng huyết áp?
  Khởi trị (bằng thuốc và thay đổi lối sống) không chỉ phụ thuộc vào mức HA đo ở phòng khám ban đầu mà còn phụ thuộc vào tổng nguy cơ tim mạch của bệnh nhân. Điều trị bằng thuốc (kết hợp với thay đổi lối sống) phải được bắt đầu ngay cho tất cả bệnh nhân tăng HA độ 2 và độ 3 và những bệnh nhân tăng HA độ 1 có nguy cơ cao-rất cao. Đối với bệnh nhân tăng HA độ 1 có nguy cơ thấp-trung bình, có thể thử điều trị bằng thay đổi lối sống đơn thuần 3-6 tháng. Nếu thay đổi lối sống đơn thuần không kiểm soát được HA thì dùng thuốc. Đối với bệnh nhân có HA bình thường cao, xem xét điều trị bằng thuốc nếu bệnh nhân có nguy cơ rất cao do có bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành. Riêng ở người rất cao tuổi (≥ 80 tuổi), khởi trị bằng thuốc (kết hợp với thay đổi lối sống) được chỉ định nếu bệnh nhân có HA tâm thu ≥ 160 mmHg. Trên hình 2 là qui trình khởi trị tùy theo mức HA ban đầu và trên bảng 8 là ngưỡng HA cần điều trị (dựa trên số đo tại phòng khám).
Description: http://timmachhoc.vn/wp-content/uploads/2020/03/170320-2.png
Hình 2: Khởi trị bằng thay đổi lối sống và thuốc tùy theo mức huyết áp đo ở phòng khám ban đầu.
 Bảng 8: Ngưỡng huyết áp (đo tại phòng khám) cần điều trị
     Nhóm tuổi             Ngưỡng HA tâm thu cần điều trị (mmHg) Ngưỡng HA tâm trương cần điều trị (mmHg)
Tăng HA + ĐTĐ + bệnh thận mạn + bệnh mạch vành + tiền sử đột quị
18 – 65    ≥ 140  ≥ 140    ≥ 140     ≥ 140    ≥ 140       ≥ 90
65 – 79    ≥ 140  ≥ 140    ≥ 140    ≥ 140    ≥ 140       ≥ 90
≥ 80    ≥ 160  ≥ 160    ≥ 160    ≥ 160    ≥ 160       ≥ 90
Ngưỡng HA tâm trương cần điều trị (mmHg)     ≥ 90   ≥ 90     ≥ 90     ≥ 90     ≥ 90  
4.2. Mục tiêu điều trị:
  Đối với tất cả bệnh nhân, mục tiêu đầu tiên của điều trị là đưa HA xuống thấp hơn 140/90 mmHg. Nếu điều trị được dung nạp tốt, nên đưa HA tâm thu xuống thấp hơn 130 mmHg (nhưng không cố đưa xuống dưới 120 mmHg) cho đa số bệnh nhân.
  Có 2 ngoại lệ là người cao tuổi (≥ 65 tuổi) và người bệnh thận mạn. Ở 2 nhóm đối tượng này đưa HA tâm thu về khoảng 130-139 mmHg.
  HA tâm trương dưới 80 mmHg là mục tiêu điều trị được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân tăng HA, bất kể tổng nguy cơ tim mạch hay bệnh kèm theo.
4.3. Điều trị không dùng thuốc:
  Các biện pháp điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống) được liệt kê trên bảng 9.
Bảng 9: Điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống)
Hạn chế muối ăn < 5 g/ngày.
Giới hạn lượng cồn tiêu thụ ở mức < 14 đơn vị/tuần đối với nam và < 8 đơn vị/tuần đối với nữ (1 đơn vị tương đương 125 ml rượu vang hoặc 250 ml bia).
Tăng tiêu thụ rau, trái cây tươi, cá, các loại hạt và axít béo không bão hòa (ví dụ dầu ô-liu). Giảm tiêu thụ thịt đỏ. Khuyến khích dùng các sản phẩm ít béo từ sữa.
Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân/béo phì. Đích BMI < 23 kg/m2. Đích vòng eo < 90 cm đối với nam và < 80 cm đối với nữ.
Vận động thể lực mức độ vừa ít nhất 30 phút x 5-7 ngày/tuần. Hình thức vận động với năng lượng được sinh ra từ chuyển hóa hiếu khí (đi bộ, chạy bộ chậm, chạy, đạp xe, bơi lội)
Bỏ thuốc lá (có biện pháp hỗ trợ).
 
4.4. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc:
  Cả 5 nhóm thuốc chính điều trị tăng HA gồm ức chế men chuyển (ƯCMC), chẹn thụ thể angiotensin (CTTA), chẹn bêta, chẹn canxi và lợi tiểu (thiazide và giống thiazide như indapamide) đều có hiệu quả hạ HA và giảm biến cố tim mạch được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng, và do vậy đều được chỉ định như là nền tảng của các chiến lược điều trị tăng HA.
  Bảng 10 liệt kê các thuốc điều trị tăng HA thường dùng ở Việt Nam. Trên bảng 11 là các chống chỉ định tương đối và tuyệt đối của từng nhóm thuốc.
  Theo Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam, nên phối hợp thuốc sớm nhằm tăng tỉ lệ kiểm soát được HA. Phác đồ điều trị tăng HA bằng thuốc của Viện Tim dựa trên khuyến cáo này, được nêu trên hình 3: Khởi trị bằng một thuốc chỉ dành cho bệnh nhân tăng HA độ 1 có nguy cơ thấp, còn bệnh nhân tăng HA độ 1 có nguy cơ trung bình hoặc cao và bệnh nhân tăng HA độ 2 và độ 3 đều được dùng phối hợp thuốc từ đầu (Các trường hợp ngoại lệ không phối hợp thuốc từ đầu gồm bệnh nhân cao tuổi suy yếu và HA ban đầu < 150 mmHg). Khi phối hợp thuốc, ưu tiên dùng viên 2 trong 1 hoặc 3 trong 1 nhằm tăng tuân trị về dài hạn. Xem xét dùng thuốc chẹn bêta ở tất cả các bước nếu có chỉ định đặc hiệu (đau thắt ngực, sau NMCT, suy tim, tim nhanh).
  • TÁC DỤNG PHỤ THUỐC THA
  • Nhóm thuốc
  • Biểu hiện
  • Chẹn kênh Calci
  • nifedipin, verapamil, diltiazem, amlodipin, felodipin
  • Phù chân, nhịp tim nhanh, nhức đầu, mệt mỏi, hồi hộp, choáng váng...
  • Ức chế men chuyển
  • captopril, enalapril, imidapril, lisinopril, perindopril, ramipril
  • Ho khan dai dẳng không có thuốc nào chữa được trừ khi ngừng dùng thuốc.
  • Suy thận, phù mạch, nhức đầu, mệt mỏi, sụt cân, choáng váng, rối loạn men gan, rối loạn vị giác, đau cơ, khớp hoặc có thể gây liệt dương (nam giới), hạ huyết áp thể đứng, buồn nôn, nhức đầu, choáng váng
  • Chẹn Beta giao cảm
  • atenolol, propranolol, metoprolol, bisoprolol, carvedilol...
  • Làm chậm nhịp tim, co thắt phế quản, co thắt mạch ngoại vi,  mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ
  • Cần lưu ý nhất đối với người hen suyễn, nhịp tim chậm không được sử dụng thuốc nhóm này
  • Lợi tiểu
  • thiazide, hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, sprironolacton
  • Hạ huyết áp thể đứng hoặc biến đổi nồng độ lipid máu gây hạ canxi, kali, magiê máu, có thể gây liệt dương (nam giới) và có thể gây tăng đường huyết (cần lưu ý, không nên dùng cho người đái tháo đường).

  • CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TĂNG HUYẾT ÁP
  • 1. Chế độ ăn uống khoa học
  • Điều đầu tiên cần ghi nhớ để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp chính là luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý.  Những người béo phì thừa cân thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có cân nặng bình thường. Trường hợp dư cân, bạn có thể thực hiện chế độ giảm cân khoa học bằng cách hạn chế tinh bột, đường, dầu mỡ và tăng cường rau xanh, trái cây cũng như uống đủ nước mỗi ngày.
  • Trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn cần tích cực sử dụng thực phẩm hỗ trợ hiệu quả trong việc phòng ngừa tăng huyết áp như:
  • Rau xanh và trái cây: Những loại trái cây mà bạn nên tích cực bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày là: Cam, quýt, bưởi, táo, bơ, dâu, thanh long, chuối, dưa hấu, thơm… Đây đều là những loại chứa vitamin E, C hoặc kali giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp hiệu quả.
  • Ngũ cốc thô: Ngoài tác dụng chống táo bón, chất xơ từ các loại ngũ cốc thô như gạo lứt, bo bo, bắp, yến mạch, bánh mì đen… còn có tác dụng hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng cường khả năng tiết axit mật hỗ trợ tiêu hóa.
  • Cá: Để bổ sung đạm, tốt nhất bạn nên dùng cá thay thịt, đặc biệt là 2 – 3 lần ăn cá biển mỗi tuần vì cá chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol máu.
Sử dụng chất béo không bão hòa: Để tiết giảm cholesterol, bạn nên dùng chất béo không bão hòa từ dầu ôliu, dầu bắp, hướng dương, đậu nành… Ngoài ra, hãy thay các món chiên, xào bằng thức ăn nướng hoặc hấp để tốt cho sức khỏe nhé
  •  Từ bỏ những thói quen xấu
  • Bỏ hút thuốc lá: Các nghiên cứu chỉ rõ việc hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ tim mạch gấp nhiều lần ở người cao huyết áp. Ngưng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
  • Hạn chế uống rượu quá mức: Việc uống nhiều rượu sẽ dẫn tới nguy cơ béo phì, tăng huyết áp khó kiểm soát và gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
Hạn chế stress, căng thẳng quá mức: Stress thường dẫn đến những thói quen không lành mạnh như chế độ ăn bừa bãi, lạm dụng rượu bia, thuốc lá...gây ảnh hưởng tới các chỉ số huyết áp. Cách tốt nhất là bạn không nên thức khuya, làm việc quá căng thẳng, nên ngủ đúng giờ và tối thiểu 7 giờ/ngày
  • TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
  1. Bệnh nhân dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý lựa chọn và mua thuốc về sử dụng.
  2. Bệnh nhân uống thuốc đúng hàm lượng và thời gian được kê trong đơn thuốc.
  3. Các yếu tố góp phần tăng tuân thủ điều trị:
    • Bệnh nhân được giải thích và  hiểu rõ về bệnh
    • Hướng dẫn tốt về chế độ điều trị
    • Liều thuốc tối ưu, ưu tiên viên thuốc phối hợp
    • Chuẩn về tương tác thuốc


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây