KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Thứ tư - 08/07/2020 23:10
KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU
                        KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Dịch bệnh này đang trở thành ổ dịch nóng tại khu vực Tây Nguyên. Tính đến ngày 7/7/2020, cả nước đã có 64 ca mắc tại 5 tỉnh và đã có 3 ca tử vong. Vậy bệnh bạch hầu là gì? Nguy hiểm như thế nào.
1. Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, Bệnh tổn thương chủ yếu mũi, hầu họng, thanh quản… với những giả mạc kèm theo, bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu do độc tố của vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
Bạch hầu thể họng: Bệnh sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu.
Bệnh bạch hầu có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày. Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.
3. Đường lây truyền
-Bệnh bạch hầu lây chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc  trực tiếp từ người bệnh sang người lành ( ho, hắt hơi, nói chuyện…)
-Ngoài ra, có thể lây gián tiếp như qua đồ dung, đồ chơi, thức ăn, quần áo…), có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da…
4. Biến chứng của bệnh
Độc tố của bệnh bạch hầu có thể gây các biến chứng sau:
- Viêm cơ tim ( B/ chứng hay gặp nhất) viêm cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch…
- Tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền: Liệt dây thần kinh sọ, liệt màn khẩu cái, liệt cơ mắt….
- Ngoài ra biến chứng: Thân (Thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận); Phổi (Tắc nghẽn đường hô hấp, bội nhiễm phổi); Xuất huyết do giảm tiểu cầu...

5. Cách phòng bệnh

- Thường xuyên theo dõi các tập thể trẻ em, đề phòng dịch xảy ra. Chú ý các vệ sinh thông thường phòng bệnh lây qua đường hô hấp.
- Cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều trị kháng sinh thích hợp và tiếp xúc cần đeo khẩu trang. Vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn.
-Tiêm phòng vác xin đủ 3 mũi: (DPT) bạch hầu-ho gà-uốn ván  hoặc vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 tuổi. Tiêm nhắc lại DPT cho trẻ từ 18 tháng.
                                                       Bài, ảnh: Kim Tuất
                                         Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh


Tiêm phòng cho trẻ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

6
4
7
1
2
5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm87
  • Hôm nay11,616
  • Tháng hiện tại290,420
  • Tổng lượt truy cập5,920,999
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 454 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 539 | lượt tải:85

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 648 | lượt tải:82

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 633 | lượt tải:94

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 770 | lượt tải:125
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây