BÁO ĐỘNG NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN LẠC SƠN

Thứ năm - 01/07/2021 23:04
BÁO ĐỘNG NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN LẠC SƠN
BÁO ĐỘNG NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN LẠC SƠN
Theo kết quả điều tra của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương thực hiện vào tháng 6/2021 tại 2 xã của huyện Lạc Sơn vừa qua đã ghi nhận tỷ lệ nhiễm giun sán đáng báo động, cụ thể: kết quả xét nghiệm phát hiện trứng giun sán trong phân người tham gia điều tra cho thấy: Tại xã Vũ Bình, huyện Lạc Sơn: 73/139 người tham gia xét nghiệm nhiễm ít nhất một loại giun sán, chiếm tỷ lệ 52,5%; Tại xã Chí Đạo: 35/113 người tham gia xét nhiệm nhiễm ít nhất một loại giun sán, chiếm tỷ lệ 31,0%. Trong đó, phần lớn là nhiễm sán lá gan nhỏ, một số ít nhiễm sán lá gan lớn hoặc giun móc, có trường hợp nhiễm cả 2 loại. Đây là một con số không nhỏ vì ngoài tác hại gây suy yếu cơ thể con người ra SLGN còn gây nhiều bệnh nguy hiểm như viêm tắc đường mật, sỏi mật, viêm gan đặc biệt là ung thư đường mật.
Bệnh sán lá gan nhỏ (SLGN) là bệnh ký sinh trùng đường ruột được xếp trong nhóm các bệnh sán truyền qua thức ăn và gây hại không nhỏ đến sức khỏe của cộng đồng. Tình hình nhiễm bệnh và tử vong phụ thuộc vào tập quán ăn gỏi cá và các món ăn có cá sống. Các ổ dịch tễ với tỷ lệ nhiễm SLGN cao thường ở những địa phương, nơi có tập quán ăn gỏi cá như Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Hòa Bình, Thanh Hoá …

          * Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan nhỏ

Bệnh sán lá gan nhỏ được gây nên bởi loài sán Clonorchis sinensis hoặc Opisthorchis viverrini. Gọi là sán lá gan nhỏ vì sán khi trưởng thành, chiều dài của sán chỉ từ 10-20 mm, chiều rộng 2-4mm, kích thước này nhỏ hơn nhiều so với sán lá gan lớn. Trứng sán lá gan nhỏ để tồn tại và phát triển cần phải có môi trường nước, trứng sẽ hỏng nếu ở trên cạn hoặc khi nhiệt độ mặt trời quá cao.
Bệnh sán lá gan nhỏ thường xuất hiện ở những người từng ăn gỏi cá, ăn cá chưa được nấu chín hoặc người sống ở vùng có tập quán ăn gỏi cá. Khi ăn cá chưa được nấu chín có mang ấu trùng sán lá gan nhỏ, sau khi ăn, các ấu trùng này sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật. Thời gian từ khi ấu trùng xâm nhập cơ thể đến khi sán trưởng thành gây các triệu chứng bệnh khoảng 3 - 4 tuần. Ăn gỏi cá có nhiễm sán là nguyên nhân chủ yếu làm nhiễm sán lá nhỏ ở người.

Gỏi cá – nguyên nhân chính dẫn đến mắc sán lá gan nhỏ

Chu kỳ phát triển của sán lá gan nhỏ


1. Sán trưởng thành ký sinh ở đường mật đẻ trứng, trứng theo mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài ở môi trường nước
2. Trứng bị ốc nuốt nở ra ấu trùng lông để phát triển thành ấu trùng đuôi.
3. Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước.
4. Ấu trùng đuôi xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang ký sinh ở trong thịt của cá.
5. Người (hoặc động vật) ăn phải cá có ấu trùng nang chưa được nấu chín thì sau khi ăn, ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật.
Trong cơ thể người sán có thể sống được 15-25 năm.

          *Những đường lây truyền bệnh

Bệnh sán lá gan ở người chủ yếu lây qua đường tiêu hóa do người bệnh ăn phải đồ ăn hoặc các loại thức uống có chứa sán. 
          Bệnh cũng được lây truyền từ người bệnh sang người lành theo đường tiêu hóa.
          Những người được cho là nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác gồm: 
     Sống ở những nơi có nhiều người nhiễm bệnh hoặc gần những vùng sông
nước, đặc biệt là những khu chăn nuôi gia súc, bò, trâu, cừu,…
     Thường xuyên ăn rau sống, thịt cá sống, đặc biệt đã từng ăn rau sống ở vùng có lưu hành bệnh. 

          * Triệu chứng bệnh sán lá nhỏ ở gan

Biểu hiện lâm sàng đa dạng, với triệu chứng không đặc trưng: Người mệt mỏi, kém ăn, đau vùng rốn, vùng hạ sườn phải, đi lỏng, táo xen kẽ, có thể có biểu hiện dị ứng, nỏi mề đay, lên cơn hen,... bạch cầu ái toan tăng cao: 15-25%.
- Triệu chứng thường gặp:
+ Viêm túi mật, viêm đường dẫn mật mạn tính: Vàng da, chảy máu cam, đau vùng gan, đầy bụng, đi lỏng, gân sưng to, ...
+ Nếu sán ký sinh ở đường dẫn tụy, có biểu hiện viêm tụy cấp hoặc mạn...
+ Nếu sán ký sinh ở cả đường mật và đường tụy biểu hiện bệnh phức tạp đa dạng, có thể xơ gan, suy mòn, cỏ trướng...
+ Bệnh nhân thường không chết vì sán lá gan nhỏ, mà chết vì nhiễm trùng, do sức đề kháng cơ thể giảm sút.

          * Điều trị bệnh sán lá gan nhỏ

Khi có các triệu chứng của bệnh, đặc biệt khi bản thân có tiền sử ăn gỏi cá hoặc các món ăn từ cá chưa được chế biến chín hoàn toàn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng để được thăm khám, phát hiện bệnh. Việc điều trị sớm thường thuận lợi, bệnh sán lá gan thường đáp ứng tốt với thuốc điều trị.
Liều dùng Praziquantel để điều trị sán lá gan nhỏ ở người lớn và trẻ em là 75mg/kg/ngày, chia 3 lần, hai lần uống thuốc liên tiếp cách nhau 4 - 6 giờ. Có thể điều trị 1 - 2 ngày nếu nhiễm sán nặng và phải được theo dõi tại cơ sở điều trị.
 Nếu nhiễm sán lá gan nhỏ mức độ nhẹ và trung bình, có thể dùng liều Praziquantel 40mg/kg/24 giờ, uống liều duy nhất. Thuốc được uống sau khi ăn no, kiêng rượu bia và các chất kích thích trong thời gian dùng thuốc.
Với phụ nữ đang cho con bú, không cho con bú sau 72 giờ dùng thuốc sau khi dùng thuốc, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, không tự đi xa, không lao động nặng sau 24 giờ vì thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ. Cẩn trọng với những người bệnh có tiền sử co giật.
          * Người bệnh cần sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Praziquantel chống chỉ định với người đang mắc bệnh cấp tính, đang sốt >38,5 độ C, phụ nữ có thai 3 tháng đầu, bệnh nhân suy gan, có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc, người đang bị một số bệnh mãn tính như suy tim, thận hoặc bệnh tâm thần.

           * Cách phòng ngừa bệnh sán lá gan

     Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sán lá gan nhỏ, người dân nên thực hiện ăn chín uống sôi. Sử dụng nguồn nước sạch. Không ăn gỏi cá và các món ăn từ cá chưa được chế biến chín. Tuyệt đối không dùng phân người để nuôi cá, không phóng uế xuống các nguồn nước sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
     Không ăn những loại thực vật tươi sống ở các vùng nước gần khu chăn nuôi hạn chế ăn các loại rau sống để phòng bệnh
          Nếu sống trong vùng mà cộng đồng có tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan nhỏ cao hoặc trong trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, nên đến cơ sở y tế khám và điều trị sớm và tham gia các đợt uống thuốc tẩy sán lá gan nhỏ do cơ quan y tế địa phương tổ chức.
     Cần tăng cường công tác truyền thông về nguyên nhân, đường lây nhiễm bệnh và cách thức giữ gìn vệ sinh môi trường. 

                                                               Thu Hà - Thu Hương (CDC Hòa Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
5
1
6
2
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay8,432
  • Tháng hiện tại342,809
  • Tổng lượt truy cập5,586,193
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 354 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 438 | lượt tải:68

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 550 | lượt tải:68

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 549 | lượt tải:80

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 675 | lượt tải:113
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây