CẤP CỨU THÀNH CÔNG BỆNH NHÂN SỐC PHẢN VỆ DO ONG ĐỐT

Thứ bảy - 09/12/2023 04:07
Một bệnh nhân nam 35 tuổi bị sốc phản vệ do ong đốt đã được cứu chữa thành công tại Trạm y tế xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc.
Trước đó, vào lúc 17h30, ngày 05/12/2023, anh Lã Minh Tuấn sinh năm 1988, đang làm việc kéo đường dây viễn thông tại xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc thì bị ong Vò vẽ đốt 6 nốt vùng mặt và bắp tay. Sau đó a Tuấn xuất hiện khó thở, đồng nghiệp đã đưa a vào cấp cứu tại Trạm y tế xã Đồng Chum. Lúc mới vào Trạm, tình trạng của a Tuấn trở nặng, bị suy hô hấp, người lơ mơ, không tỉnh táo. Tại đây, các cán bộ y tế ở Trạm đã tiến hành gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ CKII Tạ Huy Kiên, Trưởng Khoa Hồi Sức cấp cứu, chống độc, Bệnh viện Đa khoa để hội chẩn và xử lý cấp cứu theo dúng phác đồ cấp cứu phản vệ của Bộ Y tế (ban hành kèm theo thông tư 51/TT-BYT của Bộ Y tế). Sau hơn 1 giờ đồng hồ cấp cứu tại Trạm y tế, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Các cán bộ y tế tại Trạm đã cùng đồng nghiệp của bệnh nhân hỗ trợ đưa xuống cấp cứu và tiếp tục điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Bệnh nhân Lã Minh Tuấn nhập viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình lúc 22h ngày 05/12/2023 trong tình trạng đã tỉnh táo, huyết áp 130/80, khó thở nhẹ, đau nhiều vùng bị ong đốt (vùng mặt và cánh tay). Tại đây các bác sĩ khoa Hồi Sức cấp cứu tiếp tục điều trị theo phác đồ sốc phản vệ của Bộ Y tế.
Bác sĩ CKII Tạ Huy Kiên, trưởng khoa Hồi Sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết: Cấp cứu phản vệ là một cấp cứu thường quy, đòi hỏi nhân viên y tế phải được tập huấn và đào tạo cũng như thành thạo trong thực hành. Phản vệ xảy ra thường xuyên với bất kì một ai, bất kì một nguyên nhân nào. Nguyên nhân chính là tiếp xúc các dị nguyên lạ (thuốc, mỹ phẩm, thức ăn, côn trùng đốt...). Ong đốt là nguyên nhân thường gặp ở khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình. Việc triển khai phác đồ cấp cứu phản vệ theo thông tư 51 của Bộ Y tế về cấp cứu phản vệ thường xuyên được đào tạo tại bệnh viện tỉnh cũng như các Trung tâm y tế và trạm y tế. Riêng về bệnh nhân Lã Minh Tuấn, sau khi tiêm thuốc Adrenalin (là thuốc đầu tay để cấp cứu phản vệ), thiết lập đường truyền để truyền dịch nhanh, solumedrol, dimedrol tình trạng bệnh nhân cải thiện nhanh, các triệu chứng khó thở, truỵ mạch giảm dần, bệnh nhân tỉnh, huyết động ổn định. Trưởng trạm đã cùng đồng nghiệp của bệnh nhân đưa bệnh nhân về Bệnh viện tỉnh. Đảm bảo an toàn suốt quá trình vận chuyển. Đến nay, bệnh nhân gần như cải thiện hoàn toàn triệu chứng. Trong vòng 72 giờ (từ khi nhập viện) nếu không còn các triệu chứng lâm sàng bệnh nhân sẽ được xuất viện./.
A
Bệnh Nhân Lã Minh Tuấn được cấp cứu và điều trị tại Khoa Hồi Sức Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình

Hồng Dung
Trung  tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
4
1
6
5
2
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay8,279
  • Tháng hiện tại31,220
  • Tổng lượt truy cập6,026,678
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 489 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 582 | lượt tải:95

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 680 | lượt tải:89

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 667 | lượt tải:102

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 800 | lượt tải:132
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây