CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC, DINH DƯỠNG CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG THỂ THẤP CÒI

Thứ năm - 04/08/2022 21:56
CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC, DINH DƯỠNG CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG THỂ THẤP CÒI
Nhằm mục tiêu Giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi; cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở các đối tượng trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và phụ nữ tuổi sinh đẻ, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1858/QĐ-BYT ngày 06/7/2022 Hướng dẫn thực hiện can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của toàn quốc ≤ 18%, trung du miền núi phía Bắc ≤ 24%.
Tại tỉnh ta, theo số liệu của khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi là 23,7%. Tuy nằm trong giới hạn chỉ tiêu, nhưng nhìn chung vẫn còn khá cao.

Đo chiều dài nằm để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ tại trạm y tế phường Thống Nhất, TP Hòa Bình
Nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng thấp còi thường là do hậu quả của thiếu hụt lâu dài về dinh dưỡng /hoặc trẻ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Điều này cũng dẫn đến thiếu vi chất dinh dưỡng như vitamin A, kẽm, sắt, canxi...
Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi thường dẫn đến chậm phát triển tinh thần, học tập kém, tầm vóc thấp bé. Do đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả kinh tế của cá nhân, gia đình và quốc gia. Phụ nữ có tầm vóc thấp có nguy cơ cao về các biến chứng sản khoa vì khung chậu nhỏ hơn, có nguy cơ cao hơn về sinh con nhẹ cân, tạo một vòng xoắn luẩn quẩn của suy dinh dưỡng liên thế hệ. Đồng thời sự suy giảm về tăng trưởng lúc nhỏ dễ dẫn đến tăng nguy cơ về thừa cân-béo phì và bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành và tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong.
Do vậy để phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, giai đoạn phát triển trong bào thai và 2 năm đầu đời là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi đã ngoài 2 tuổi thì khả năng phục hồi sau này sẽ rất khó.
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc
Cần đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ là yếu tố chính tác động đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ (chiếm tới 32%):
Trẻ đang bú mẹ: Hướng dẫn bà mẹ cho con bú đúng cách, hướng dẫn chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của mẹ để đảm bảo chất lượng sữa tốt. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cần thay thế bằng sữa bột công thức theo lứa tuổi, trẻ trên 6 tháng có thể dùng các chế phẩm sữa như sữa chua, phomai, váng sữa... rất giàu canxi và các yếu tố vi lượng để phát triển chiều cao tốt.
Nếu trẻ từ 6 tháng trở lên, hướng dẫn ăn bổ sung đúng cách. Đảm bảo bữa ăn đa dạng: có ít nhất 5 nhóm thực phẩm trong đó nhóm dầu mỡ là bắt buộc, đảm bảo các thức ăn giàu đạm động vật như thịt trứng tôm cá, tăng năng lượng cho bữa ăn bằng thêm dầu/mỡ, hóa lỏng bữa ăn bằng giá đỗ hoặc men enzyme, tăng cường các loại quả tươi giàu vitamin. Cần ăn tăng các thực phẩm giàu canxi như cá tôm cua, nấu nhừ để ăn cả vỏ, xương sẽ hấp thu được nhiều canxi. Nếu trẻ biếng ăn: chia nhỏ bữa và cho ăn nhiều bữa trong ngày.
Thường xuyên cho trẻ tắm nắng để trẻ chuyển hóa được đủ vitamin D3. Cách phơi nắng để chuyển hóa hiệu quả vitamin D3: Khi trẻ khỏe mạnh, trời đẹp, nên ra ngoài trời vào khoảng 7-8 giờ sáng trong 20 phút mỗi ngày, có thể trong bóng râm. Không cho trẻ nhìn vào  mặt trời.
Theo dõi cân nặng và chiều dài của trẻ hàng tháng ở giai đoạn dưới 2 tuổi để kịp thời phát hiện dấu hiệu chậm tăng trưởng của trẻ: trẻ dưới 1 tuổi nên cân đo 1 tháng/1lần, trẻ 1 tuổi trở lên: 2-3 tháng/lần, nên sử dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi.

Lưu ý giờ giấc sinh hoạt của trẻ: cho trẻ đi ngủ sớm trước 10 giờ tối, tốt nhất là 9 giờ tối, nên ngủ đúng giờ hàng ngày, không nên có giờ ngủ thất thường, ngủ đủ giấc, trẻ sơ sinh cần ngủ 15-18 tiếng/ngày, trẻ 1- 4 tháng ngủ 14-15 tiếng/ngày, trẻ 4 tháng đến 2 tuổi vẫn cần ngủ khoảng 14 tiếng/ngày. Nếu trẻ ngủ kém sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nên đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa dinh dưỡng để khám và điều trị.
Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi như: để trẻ tự lẫy, bò, tập đi.. giúp cho trẻ tăng chiều cao tối ưu.
Cho trẻ tiêm chủng đủ và đúng lịch tiêm chủng để phòng bệnh tốt. Phòng và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng như nhiễm khuẩn hô hấp, rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, cần bổ sung vi chất: Bổ sung vitamin A liều cao 6 tháng/lần theo chương trình Quốc gia. Bổ sung vitamin D 400-600IU/ngày (theo lứa tuổi). Điều trị thiếu các vi chất dinh dưỡng nếu có: thiếu máu, thiếu kẽm, còi xương ...
Thu Hương (CDC Hòa Bình)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

1
2
7
5
6
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay35,820
  • Tháng hiện tại177,519
  • Tổng lượt truy cập8,001,012
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1352 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1487 | lượt tải:187

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1515 | lượt tải:168

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1460 | lượt tải:167

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1468 | lượt tải:197
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây