CÁCH CHĂM SÓC TRẺ MẮC BỆNH THỦY ĐẬU

Thứ ba - 04/04/2023 04:31
Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Loại virus này có khả năng lây truyền thông qua da hoặc qua đường hô hấp. Thường thủy đậu chỉ mắc một lần trong đời. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, nhưng cũng có không ít người lớn mắc thủy đậu.

Bệnh thủy đậu có lây không?
Thủy đậu ở trẻ là một bệnh rất dễ lây từ người bệnh sang người lành và có thể thành dịch bệnh ở nhà trẻ, trường học. Khi một người mang siêu vi thủy đậu nói, ho, hắt hơi, chảy nước mũi... siêu vi sẽ theo nước bọt, dịch tiết ra ngoài và tồn tại trong không khí. Người khác hít phải siêu vi đó sẽ nhiễm bệnh.
Bệnh thuỷ đậu ở trẻ rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, thủy đậu còn có thể lây truyền qua một số trường hợp như:
- Tiếp xúc trực tiếp với virus (thông qua tổn thương trên da)
- Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc với quần áo, ga trải giường có chất dịch từ miệng hay mũi của người nhiễm bệnh.
- Nếu phụ nữ mang thai mắc thủy đậu, trẻ sinh ra sẽ mang mầm bệnh khi có điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ phát triển.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến hết tháng 3/2023, toàn tỉnh ghi nhận 62 trường hợp mắc thủy đậu. Trong đó, các huyện có ca mắc nhiều nhất là Thành phố Hòa Bình 25 ca,  Lạc Thủy 13 ca, Cao Phong 8 ca... Tuy nhiên, đây chưa phải là số liệu chính thức, vì thực tế số người mắc bệnh thủy đậu nhiều hơn, không khai báo với cơ sở y tế, mà tự điều trị tại nhà.
Biểu hiện mắc bệnh thủy đậu ở trẻ
Giai đoạn lây của thủy đậu ở trẻ như sau:
- Trong khoảng 1-2 ngày, thủy đậu có thể lây từ người bệnh sang người lành. Từ lúc tiếp xúc với người nhiễm bệnh đến lúc phát ra bệnh (thời gian ủ bệnh) rơi vào khoảng 2-3 tuần. Trong khoảng thời gian ủ bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng nào.
- Giai đoạn khởi phát. Sau thời gian ủ bệnh từ khoảng 10-21 ngày, bệnh sẽ biểu hiện ra ngoài. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 1-2 ngày. Trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ. Những biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường.
- Giai đoạn toàn phát. Lúc này trẻ có dấu hiệu sốt, có mụn nước trên da. Sau khoảng 3-4 ngày triệu chứng giảm dần. Trẻ giảm sốt, mụn nước không mọc nữa, tiếp đến các mụn nước tự vỡ ra. Trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn. 
Biến chứng của thủy đậu nguy hiểm thế nào?
Mặc dù là một bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận, đúng cách bệnh thủy đậu ở trẻ có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thủy đậu ở trẻ xuất phát từ việc vệ sinh không tốt. Từ đó, gây nhiễm trùng toàn thân như: nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phổi.
Cách chữa thủy đậu ở trẻ
Bệnh thủy đậu ở trẻ không có điều trị đặc hiệu trừ một số trường hợp đặc biệt như mắc thủy đậu trên bệnh nhân ung thư hoặc bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Các trường hợp này sẽ dùng thuốc kháng virus đường tiêm tĩnh mạch.
Đối với các bệnh nhi khỏe mạnh, khi mắc thủy đậu sẽ điều trị theo triệu chứng. Chủ yếu bệnh nhi sẽ dùng thuốc hạ sốt là chính.
Ngoài ra khi chăm sóc thủy đậu ở trẻ, vệ sinh bề mặt da là quan trọng nhất. Cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ và lưu ý không để trẻ cậy các bề mặt mụn nước. Nếu cậy mụn nước dễ gây bội nhiễm và để lại sẹo.
Sau khi tắm và lau khô có thể sử dụng một số thuốc sát trùng thông dụng như xanh methylene, betadine.
Tuy nhiên, nếu trẻ được vệ sinh kỹ, không cậy các mụn nước thông thường bệnh thủy đậu sẽ khỏi trong vòng từ 3-5 ngày.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc thủy đậu tại nhà
Khi chăm sóc trẻ mắc thủy đậu tại nhà cần lưu ý các triệu chứng như:
Sốt cao liên tục không hạ được nhiệt độ
- Lơ mơ, mệt mỏi, co giật, hôn mê …
Cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Khi trẻ đã mắc bệnh, cha mẹ cần:
- Cách ly trẻ khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh.
- Cho trẻ sử dụng các đồ dùng sinh hoạt cá nhân riêng như khăn mặt, khăn tắm, bát, cốc….
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý
- Khi cần tiếp xúc với trẻ mang bệnh cần phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Lưu ý, những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với trẻ đang mắc thủy đậu.
- Vệ sinh môi trường sinh hoạt cho trẻ: vệ sinh bề mặt tiếp xúc của trẻ (bàn ghế, đồ chơi…) bằng dung dịch Cloramin B rồi lau lại bằng nước sạch.
Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh thủy đậu khi nào?
Tiêm vaccine thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em việc tiêm vaccine ngừa thủy đậu càng quan trọng. Nếu gia đình có trẻ nhỏ, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế tiêm vaccin ngừa thủy đậu theo lịch sau:
Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi. 
Mũi 2: Trẻ từ 1 - 13 tuổi: Tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. 
Trẻ 13 tuổi trở lên: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. 


ảnh
Bệnh thủy đậu nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Thùy Dung (Tổng hợp)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

4
6
2
7
1
5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay3,993
  • Tháng hiện tại145,561
  • Tổng lượt truy cập8,203,976
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1538 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1505 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây