CÁCH CHĂM SÓC VÀ DÙNG THUỐC KHI MẮC SỐT XUẤT HUYẾT TẠI NHÀ

Thứ ba - 27/09/2022 09:40
Dù là bệnh năm nào cũng gặp, bùng phát theo mùa mưa, nhưng mối đe dọa của căn bệnh sốt xuất huyết vẫn luôn là vấn đề thời sự. Trong đó đối tượng dễ bị tổn thương nặng nề nhất do sốt xuất huyết là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai... Cẩn chăm sóc và dùng thuốc như thế nào?
Dịch sốt xuất huyết có khả năng diễn biến phức tạp
Dịch sốt xuất huyết thường diễn biến phức tạp theo chu kỳ 4-5 năm. Sau dịch bùng phát phức tạp ở năm 2017, thì dự báo năm 2022 có thể xuất hiện đợt dịch bùng phát lớn. Tính đến ngày 19/9/2022 trên toàn quốc có 211.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 87 ca tử vong. Đặc biệt năm nay có sự gia tăng của chủng virus D2 cùng với chủng D1 lưu hành từ nhiều năm qua làm cho tình hình dịch sẽ phức tạp hơn. Thực tế số ca mắc sốt xuất huyết ở nước ta năm nay cũng đang gia tăng nhanh chóng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 và cúm A vẫn còn diễn biến phức tạp, thì sự bùng phát dịch sốt xuất huyết trở thành nỗi lo ngại rất lớn khi các ca mắc liên tục được phát hiện, có tình trạng dịch chồng dịch.
ảnhPhòng tránh muỗi đốt là biện pháp ngừa sốt xuất huyết.
Cách theo dõi bệnh sốt xuất huyết tại nhà
Triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết rất đa dạng, từ không triệu chứng, mức độ nhẹ cho đến mức độ nặng và nguy kịch, thậm chí tử vong.
Trong những ngày đầu, bệnh thường có triệu chứng giống với nhiều loại bệnh do virus khác như cúm A, COVID-19… nên khó phát hiện, dễ bị nhầm lẫn và bỏ sót chẩn đoán, dẫn tới không được điều trị kịp thời, làm cho bệnh diễn biến nặng, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Ở mức độ nhẹ, người bệnh sốt cao liên tục kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi nhiều kèm theo đau đầu dữ dội vùng trán, đau nhức hốc mắt, đau mỏi cơ và khớp, nổi ban dát sẩn hoặc ban xuất huyết ngoài da…
Bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể theo dõi, điều trị ngoại trú tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, chườm mát, uống paracetamol hạ sốt khi sốt cao. Bù dịch, điện giải bằng uống nhiều nước oresol pha đúng tiêu chuẩn hoặc nước hoa quả, nâng cao sức đề kháng bằng các loại vitamin và tăng cường dinh dưỡng hợp lý.
Ở mức độ vừa, người bệnh có các dấu hiệu cảnh báo như: Vật vã hoặc li bì, lừ đừ, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ban xuất huyết nhiều ngoài da, nôn ói nhiều, đau bụng, gan to, tiểu chảy, nước tiểu ít sẫm màu. Khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo này, người bệnh không được chần trừ, cần nhập viện ngay để theo dõi điều trị nội trú.
Ở mức độ nặng, người bệnh cần được theo dõi, điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Các dấu hiệu của xuất huyết dengue nặng bao gồm sốc tụt huyết áp; tràn dịch đa màng như màng tim, màng phổi, màng bụng; rối loạn đông máu gây xuất huyết nặng toàn thân như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, ho ra máu, đái ra máu, máu tụ lớn trong các khối cơ; suy chức năng đa cơ quan như suy hô hấp, suy tim, suy gan, suy thận, có thể dẫn đến tử vong.
Cách điều trị triệu chứng sốt xuất huyết tại nhà
Những người có nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết dengue nặng bao gồm trẻ em (đặc biệt là nhũ nhi, trẻ em dưới 1 tuổi), phụ nữ có thai, người già, người béo phì, người suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, cũng cần rất lưu tâm đến nhóm người có nguy cơ bị chảy máu nặng gồm: Người đang dùng thuốc chống đông máu, người có bệnh lý về máu, kháng kết tập tiểu cầu, người có viêm loét dạ dày, tá tràng…
Theo TS.Nguyễn Trọng Thế, Phó Chủ nhiệm khoa bệnh lây đường hô hấp và hồi sức, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết: "Người mắc sốt xuất huyết dengue mức độ nhẹ có thể được theo dõi điều trị ngoại trú tại nhà. Các biện pháp điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi, chườm mát, uống thuốc hạ sốt paracetamol nếu có sốt cao, uống nhiều nước (từ 2 đến 3 lít nước oresol hoặc/và nước hoa quả…). Ngoài ra, cần bổ sung vitamin các loại và dinh dưỡng hợp lý.
Dùng thuốc hạ sốt:
Paracetamol là thuốc hạ sốt chỉ định trong sốt xuất huyết khá an toàn. Nhưng thuốc có khả năng gây độc trên gan, thận, đặc biệt là dùng liều cao (15g/ngày với người lớn) hoặc dùng thuốc liều đúng chỉ định nhưng kéo dài (từ hơn 1 tuần). Thuốc đặc biệt có nguy cơ gây độc trên gan cao đối với người nghiện rượu. Liều dùng trong điều trị sốt xuất huyết là 15mg/kg thể trọng, cách nhau 4-6 giờ. Không nên dùng quá 4 lần/ngày.
Các thuốc hạ sốt không được dùng khi sốt xuất huyết:
- Aspirin: Mặc dù cũng có tác dụng hạ sốt, được chỉ định với các trường hợp bệnh nhân chống chỉ định với paracetamol. Nhưng trong sốt xuất huyết, thì tuyệt đối không được sử dụng thuốc này để hạ sốt. Bởi aspirin có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra sẽ không cầm được, khiến tình trạng xuất huyết thêm trầm trọng.
- Ibuprofen: Là một thuốc trong nhóm kháng viêm không steroid. Tuy không làm ngưng tập kết tiểu cầu mạnh như aspirin nhưng ibubrofen cũng khiến cho việc chảy máu trong sốt xuất huyết không cầm được.
Trong mùa dịch sốt xuất huyết, nếu bị sốt dù cho là bất kỳ nguyên nhân gì, thì để tránh dùng nhầm thuốc, bệnh nhân cũng nên tránh các thuốc hạ sốt nêu trên. Tốt nhất là nên dùng thuốc hạ sốt sau khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ.
Khi mua thuốc, nên chú ý tới hoạt chất để tránh dùng nhầm hoặc dùng chồng chéo dẫn đến quá liều.
Bổ sung điện giải
Với các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ (độ 1 và 2) ưu tiên bù dịch bằng đường uống, chỉ truyền dịch khi bệnh nhân nôn nhiều, không uống được và phải truyền dịch tại cơ sở y tế.
Khi sốt xuất huyết nặng hơn, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhiều, sốt cao làm mất nước khiến máu bị cô đặc lại, huyết áp tụt, tim nhanh dẫn đến trụy tim mạch, cần truyền dịch. Dung dịch được truyền là riger lactat.
ảnhChỉ truyền dịch tại cơ sở y tế, khi cần thiết.
Lưu ý là bệnh nhân không truyền dịch tại nhà. Do khi bị sốt xuất huyết, cơ thể trở nên nhạy cảm và rất dễ bị sốc khi truyền dịch. Hơn nữa nếu truyền thừa dịch sẽ gây rối loạn cân bằng muối nước, gây ứ nước trong các mô, tổ chức… nguy cơ dẫn đến tràn dịch màng phổi. Hơn nữa trong dung dịch ringer lactat có kali, nếu truyền thừa kali sẽ gây hại cho tim.
Không dùng kháng sinh: Kháng sinh không tiêu diệt được virus, chỉ dùng nếu có bội nhiễm vi khuẩn và có chỉ định của bác sĩ.
Khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà phải hết sức chú ý, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của bệnh sốt xuất huyết diễn biến nặng hơn, như: Vật vã, lừ đừ; đau bụng nhiều; nôn ói nhiều; đau bụng vùng hạ sườn; chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, tiểu ra máu, xuất huyết âm đạo bất thường, nước tiểu ít; xét nghiệm máu thấy thể tích hồng cầu tăng nhưng tiểu cầu giảm nhanh…
Nếu có một trong các dấu hiệu này, người bệnh cần nhập viện để theo dõi điều trị nội trú vì có nguy cơ diễn tiến nặng (sốc, xuất huyết nặng, suy đa tạng), thậm chí tử vong nếu không được xử trí điều trị kịp thời. Các dấu hiệu cảnh báo nặng thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vaccine phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cách tốt nhất là áp dụng các biện pháp phòng bệnh nhằm tránh bị mắc bệnh. Bao gồm :
- Vệ sinh môi trường, xóa bỏ các ổ nước đọng trong nhà và xung quanh nơi ở, diệt loăng quăng (bọ gậy), phun thuốc diệt muỗi, tránh muỗi vằn đốt bằng cách nằm màn, mặc quần áo dài và các biện pháp xua muỗi khác.
- Khi trong khu vực sinh sống, làm việc xuất hiện có ca bệnh sốt xuất huyết dengue thì công tác phòng chống dịch cần phải được triển khai mạnh mẽ với sự phối hợp của chính quyền, ngành y tế, các đoàn thể và toàn bộ người dân trong khu vực.
Bộ Y tế


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

6
7
4
2
5
1
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay5,120
  • Tháng hiện tại148,208
  • Tổng lượt truy cập8,206,623
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1399 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1538 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1592 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1506 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây