NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH  THAN

Thứ ba - 20/06/2023 03:42
Bệnh than thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, do trực khuẩn than (Bacillus anthrasis) gây ra. Bào tử than có thể tồn tại trong đất 5 - 10 năm.


Bệnh thường lưu hành ở các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ, Nam và Đông Âu, Châu Á và Châu Phi, bệnh thường xảy ra đối với những người có liên quan đến công việc chăn nuôi và giết thịt động vật ăn cỏ, ở những công nhân chế biến da, lông thú; những nhân viên thú y...
Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong tháng 5 vừa qua, tại tỉnh Điện Biên đã ghi nhận 3 ổ dịch với 13 ca bệnh than thể da; tất cả các trường hợp mắc đều có tiền sử dịch tễ liên quan đến giết mổ và ăn thịt trâu, bò. Tiếp tục trong những ngày đầu tháng 6, tỉnh Lai Châu ghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh than trên người.
Phương thức lây truyền
Lây truyền từ người sang người rất hiếm.
Con đường lây truyền phổ biến nhất là qua da khi tiếp xúc với các mô của động vật (gia súc, cừu, dê, ngựa, lợn và các súc vật khác) chết vì mắc bệnh than; nhiễm qua lông, da, xương hoặc các sản phẩm làm từ những nguyên liệu trên như trống, bàn chải… Lây truyền qua đất bị nhiễm khuẩn từ các động vật mắc bệnh hoặc do sử dụng phân bón chế biến từ xương động vật bị nhiễm khuẩn dùng cho việc chăm bón vườn tược. Đồ vật và đất bị nhiễm bào tử có thể tồn tại hàng chục năm.
Bệnh than thể phổi xảy ra là do hít phải bào tử vi khuẩn trong công nghiệp chế biến da, len, xương.
Bệnh than thể ruột và thể mồm - họng là do ăn phải thịt bị nhiễm khuẩn.
Triệu chứng bệnh than
Thời gian ủ bệnh: Từ một vài giờ đến 7 ngày, hầu hết các trường hợp xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc.
Ở thể da, chỗ da bị nhiễm trùng xuất hiện ngứa đầu tiên, sau đó dẫn đến tổn thương, nổi sần, mụn nước và từ 2 - 4 ngày sau phát triển thành nốt loét màu đen. Xung quanh chỗ loét thường có phù mức độ từ nhẹ đến nặng và lan rất rộng, đôi khi có mụn nước nhỏ thứ phát. Nốt loét thường không đau, nếu có đau là do phù hoặc bội nhiễm. Đầu, cánh tay và bàn tay là nơi hay bị tổn thương nhất. Nốt loét có thể bị nhầm lẫn với viêm da. Nơi nhiễm khuẩn không được điều trị có thể lan tới các hạch bạch huyết vùng rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết và tổn thương não. Tỷ lệ tử vong bệnh than thể da không được điều trị từ 5 - 20%. Nếu điều trị kháng sinh có hiệu quả ít khi xảy ra tử vong.
ảnh
Triệu chứng đầu tiên của bệnh than thể phổi là triệu chứng cấp tính nhẹ và không đặc trưng của suy hô hấp giống như bị nhiễm đường hô hấp trên thông thường. Trên X quang cho biết trung thất to hơn, sốt và sốc sau 3-5 ngày và sau đó là tử vong.
Bệnh than thể ruột hiếm gặp và khó phát hiện trừ khi bệnh có xu hướng xảy ra thành dịch lớn ở dạng ngộ độc thức ăn. Đau bụng dữ dội kèm theo sốt, nhiễm khuẩn huyết và kết thúc bằng tử vong trong những trường hợp điển hình. Thể mồm-họng của bệnh tiên phát cũng đã được mô tả.
Vệ sinh phòng bệnh
Phòng chống bụi và đảm bảo thông gió tốt ở những ngành công nghiệp có nguy cơ lây bệnh than, đặc biệt ở những nơi chế biến nguyên vật liệu động vật thô… Sử dụng quần áo bảo hộ lao động, nhà tắm thích hợp để tắm giặt và thay quần áo sau khi làm việc.
Rửa, tiệt khuẩn cẩn thận các lông, da, các sản phẩm của xương và các thức ăn khác nguồn gốc động vật thật cẩn thận trước khi chế biến.
Không bán da của những súc vật nhiễm bệnh than và không được dùng xác những súc vật này làm thức ăn.
Tẩy uế nơi có xác chết và chất thải của gia súc bằng dung dịch kiềm 5%, oxit canxi (vôi bột). Xác súc vật phải được phủ một lớp vôi bột trước khi chôn. Vì bào tử than có thể sống hàng chục năm ở ngoại cảnh, cần chôn sâu xác chết, không được đốt ở ngoài trời.
Dự phòng cho đối tượng có nguy cơ: Tiêm phòng gây miễn dịch ngay và thường xuyên tiêm nhắc lại hàng năm cho tất cả súc vật có nguy cơ mắc bệnh. Điều trị súc vật có triệu chứng bệnh bằng penixilin hoặc tetraxyclin. Tiêm phòng cho tất cả các súc vật sau khi điều trị khỏi (không nên ăn các súc vật này trong vài tháng sau khi khỏi bệnh).
  Thu Hương (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

1
6
7
2
4
5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay2,227
  • Tháng hiện tại143,795
  • Tổng lượt truy cập8,202,210
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1538 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây