PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN

Thứ sáu - 17/01/2020 02:59
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN
                           PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN
          Theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh mùa đông xuân đang có diễn biến phức tạp. Trong tháng 11 năm 2019 cả nước có 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp đã tử vong. Nhiều trường hợp sốt phát ban, sởi, tay chân miệng cũng được ghi nhận ở mức cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Dự báo trong thời gian tới, thời tiết mùa đông xuân và dịp tết nguyên đán, lễ hội tập chung đông người là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh, làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người và bùng phát các bệnh truyền nhiễm, lây lan trong cộng đồng.
          Thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường, vì vậy làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người, lây lan trong cộng đồng và bùng phát bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như bệnh tay chân miệng, sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, các bệnh cúm, tiêu chảy, liên cầu lợn,...
          Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân, bộ y tế khuyến cáo mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như sau:
          - Tiêm vắc xin phòng phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm...).
          - Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
          - Tránh tiếp xúc với những người dân có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm...
          - Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín, ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
          - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi họng hàng ngày. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
          - Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Cô giáo trường mầm non Phương Lâm hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách

                                                                   Thùy Dung
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

7
1
6
2
5
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm22
  • Hôm nay2,188
  • Tháng hiện tại143,756
  • Tổng lượt truy cập8,202,171
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1538 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây