KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS

Thứ năm - 25/07/2019 04:46
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS
                                     KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS
         HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.
Vậy HIV/AIDS là gì, chúng ta cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản để phòng tránh căn bệnh thế kỷ này.
Khái niệm cơ bản
  • HIV là tên gọi tắt của virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV sẽ tấn công các bạch cầu, nhất là tế bào CD4, phá hủy dần hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể suy yếu và cuối cùng là mất khả năng chống lại bệnh tật. Cách duy nhất để biết tình trạng nhiễm HIV là xét nghiệm máu đúng cách, có nghĩa là phải làm xét nghiệm máu 3 lần bằng 3 loại sinh phẩm khác nhau. Nếu cả 3 cách xét nghiệm đều dương tính mới khẳng định người đó bị nhiễm HIV.
  • AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra. Đây là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV, khi đó hệ thống miễn dịch bị phá hủy hoàn toàn, cơ thể mất khả năng chống đỡ lại bệnh tật, do đó dễ mắc một số bệnh như viêm phổi, lao, viêm da, ung thư… dẫn đến tử vong. Từ khi nhiễm HIV đến giai đoạn AIDS có thể kéo dài nhiều năm, tùy theo ý thức giữ gìn sức khỏe của người bệnh cũng như chất lượng các hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng và chăm sóc về y tế dành cho họ.
          Đường lây của HIV
          Trong cơ thể người nhiễm, HIV chỉ có nhiều trong máu, dịch sinh dục và sữa mẹ với đủ số lượng để có thể làm lây truyền từ người này sang người khác. Do vậy, có 3 con đường lây truyền HIV là lây truyền qua đường máu, lây truyền qua quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con.
  • Đối với đường máu, người bị lây truyền HIV do truyền máu hoặc truyền các sản phẩm của máu có nhiễm HIV; dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ tiêm chích, dụng cụ xăm trổ hoặc xuyên chích qua da với người nhiễm HIV mà chưa được tiệt trùng; có vết thương hở trên da tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV.
  • Trong quan hệ tình dục, người bị lây truyền HIV khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không dùng bao cao su hoặc dùng bao cao su không đúng cách; hoặc quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, hậu môn.
  • HIV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc người mẹ mang thai, trong quá trình chuyển dạ và đẻ, khi em bé bú sữa mẹ.
Thực tế khoa học đã chứng minh được rằng, HIV chỉ tồn tại và phát triển, gây bệnh cho người chứ không tồn tại và phát triển, gây bệnh cho bất kì một loài động vật nào khác. Cho nên, côn trùng đốt hay động vật cắn không làm lây truyền HIV. HIV cũng không lây qua các tiếp xúc thông thường không liên quan trực tiếp đến máu và dịch như ho, hắt hơi, sổ mũi, ăn uống cùng nhau, bắt tay, ôm nhau, hôn  xã giao hay dùng chung các công trình công cộng. Do vậy chúng ta có thể cùng sống, cùng lao động, cùng học tập với người nhiễm HIV mà không bị lây nhiễm HIV nếu chúng ta không tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục và sữa của họ.
          Cách phòng tránh lây nhiễm HIV
          Để phòng tránh lây nhiễm HIV, mọi người hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn xét nghiệm HIV; không tiêm chích ma túy; chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV; sử dụng bơm kim tiêm vô trùng đúng cách, một lần; tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV; dùng riêng đồ dùng cá nhân như dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay... Sống chung thủy, luôn sử dụng bao cao su và sử dụng đúng cách khi quan hệ tình dục. Người phụ nữ bị nhiễm HIV không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con; trường hợp phụ nữ nhiễm HIV và đã có thai cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

                                                                 BS Nguyễn Thị Nghĩa – TK PC HIV/AIDS
                                                               Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

7
2
5
1
4
6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay8,248
  • Tháng hiện tại239,057
  • Tổng lượt truy cập5,869,636
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 439 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 529 | lượt tải:85

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 632 | lượt tải:82

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 622 | lượt tải:94

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 759 | lượt tải:125
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây