GIÁM SÁT CA BỆNH NHIỄM GIUN RỒNG TẠI THÀNH PHỐ HÒA BÌNH
- Thứ hai - 03/03/2025 03:53
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhận được thông tin từ Khoa Ký sinh trùng – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương về việc có ca bệnh nhiễm giun rồng tại Thành phố Hòa Bình. Vừa qua (Ngày 25/02/2025) Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế Thành phố Hòa Bình tổ chức điều tra, giám sát ca bệnh, cụ thể:
Bệnh nhân là T.T.Đ, sinh năm 1977, cư trú tại phố Ngọc, phường Trung Minh, thành phố Hòa Bình. Trong gia đình có 02 người là bệnh nhân và vợ. Bản thân bệnh nhân sức khỏe tốt, không đi nước ngoài, không đi làm ăn xa. Tuy nhiên, trong sinh hoạt, thói quen ăn uống của bệnh nhân hay ăn gỏi cá, rau sống, gia đình nuôi chó nhiều năm nay. 20 năm trước bệnh nhân đi rừng thường hay uống nước lã tại các khe, suối.
Khoảng tháng 10/2023, bệnh nhân có biểu hiện ngứa ở đầu gối trái, đùi phải, lưng, gãi và nổi sần trên mặt da. Ngày 19/10/2023 bệnh nhân bôi thuốc Tomax, sau bôi 2 -3h bệnh nhân sưng tấy vết ngứa dọc đùi lên bẹn.
Ngày 20/10/2023, bệnh nhân đến Phòng khám Hòa Bình để khám và được chẩn đoán là Viêm da dị ứng, bệnh nhân dùng thuốc bôi thấy giảm ngứa và các vết xước do gãi se lại đóng vẩy. Bệnh nhân ngứa và cạy vảy ở gối trái ra thấy dây trắng. Bệnh nhân kéo giun ra được 10 – 15cm, bệnh nhân nghĩ đó là gân nên lấy kéo cắt đi và vứt vào túi rác. Cùng ngày bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình khám sau đó được giới thiệu sang Trung tâm xét nghiệm dịch vụ Medlatec Hòa Bình, kết quả cho thấy bệnh nhân nhiễm sán chó mèo. Bệnh nhân đã quay lại BVĐK tỉnh và được giới thiệu xuống Bệnh viện Đặng Văn Ngữ.
Ngày 21/10/2023, bệnh nhân có tìm hiểu trên mạng thấy nghi nhiễm giun rồng và xuống Bệnh viện Đặng Văn Ngữ khám và được chẩn đoán nhiễm giun rồng. Tại đây bệnh nhân được tư vấn đề bệnh giun rồng và hẹn tái khám vào ngày 20/11/2023.
Tại thời điểm điều tra, giám sát, bệnh nhân tỉnh, ăn uống được, không ngứa, không có vết xước mới. sau khi thăm khám cho thấy vùng tổn thương cũ đã thành sẹo, thâm tím, sờ nắn từ vùng tổn thương, xung quanh không thấy dấu hiệu của ký sinh trùng ký sinh dưới da.
Sau khi phát hiện ra ca bệnh các biện pháp đã được triển khai như: Tư vấn, hướng dẫn cách lấy giun ra khỏi cơ thể tại các tổn thương đang sưng tấy. Vệ sinh ổ tổn thương nơi đã lấy giun ra; Bàn giao cho Trung tâm Y tế Thành phố Hòa Bình, Trạm y tế phường tiếp tục theo dõi, hỗ trợ bệnh nhân. Tuyên truyền cho gia đình bệnh nhân biết về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh giun rồng.
Qua buổi giám sát, đoàn giám sát đã có đề xuất kiến nghị với các cấp như: Đối với Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương: Điều tra phân tích các yếu tố dịch tễ, nguồn lây tại vùng ghi nhận ca bệnh và các vùng lân cận; Cung cấp các tài liệu truyền thông phòng chống bệnh giun rồng cho y tế cơ sở.
Sở Y tế Hòa Bình: chỉ đạo các đơn vị y tế triển khai công tác phòng chống bệnh giun rồng gây bệnh ở người trên địa bàn.
Đối với Trung tâm Y tế Thành phố Hòa Bình: giám sát chặt chẽ, hỗ trợ Trạm y tế phát hiện sớm ca bệnh, hướng dẫn chăm sóc, điều trị kịp thời; Chỉ đạo các Trạm Y tế xã, phường tăng cường tuyên truyền cho người dân biết về nguyên nhân, dấu hiệu bệnh, cách phòng chống bệnh giun rồng và các bệnh giun sán khác; vận động người dân thay đổi hành vi, thói quen ăn gỏi cá, gỏi sống, tái, các thực phẩm thủy sản … ăn chín, uống sôi để phòng chống bệnh giun sán./.
Hình ảnh giun rồng ký sinh trong cơ thể bệnh nhân
Minh Thủy (CDC Hòa Bình)
Khoảng tháng 10/2023, bệnh nhân có biểu hiện ngứa ở đầu gối trái, đùi phải, lưng, gãi và nổi sần trên mặt da. Ngày 19/10/2023 bệnh nhân bôi thuốc Tomax, sau bôi 2 -3h bệnh nhân sưng tấy vết ngứa dọc đùi lên bẹn.
Ngày 20/10/2023, bệnh nhân đến Phòng khám Hòa Bình để khám và được chẩn đoán là Viêm da dị ứng, bệnh nhân dùng thuốc bôi thấy giảm ngứa và các vết xước do gãi se lại đóng vẩy. Bệnh nhân ngứa và cạy vảy ở gối trái ra thấy dây trắng. Bệnh nhân kéo giun ra được 10 – 15cm, bệnh nhân nghĩ đó là gân nên lấy kéo cắt đi và vứt vào túi rác. Cùng ngày bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình khám sau đó được giới thiệu sang Trung tâm xét nghiệm dịch vụ Medlatec Hòa Bình, kết quả cho thấy bệnh nhân nhiễm sán chó mèo. Bệnh nhân đã quay lại BVĐK tỉnh và được giới thiệu xuống Bệnh viện Đặng Văn Ngữ.
Ngày 21/10/2023, bệnh nhân có tìm hiểu trên mạng thấy nghi nhiễm giun rồng và xuống Bệnh viện Đặng Văn Ngữ khám và được chẩn đoán nhiễm giun rồng. Tại đây bệnh nhân được tư vấn đề bệnh giun rồng và hẹn tái khám vào ngày 20/11/2023.
Tại thời điểm điều tra, giám sát, bệnh nhân tỉnh, ăn uống được, không ngứa, không có vết xước mới. sau khi thăm khám cho thấy vùng tổn thương cũ đã thành sẹo, thâm tím, sờ nắn từ vùng tổn thương, xung quanh không thấy dấu hiệu của ký sinh trùng ký sinh dưới da.
Sau khi phát hiện ra ca bệnh các biện pháp đã được triển khai như: Tư vấn, hướng dẫn cách lấy giun ra khỏi cơ thể tại các tổn thương đang sưng tấy. Vệ sinh ổ tổn thương nơi đã lấy giun ra; Bàn giao cho Trung tâm Y tế Thành phố Hòa Bình, Trạm y tế phường tiếp tục theo dõi, hỗ trợ bệnh nhân. Tuyên truyền cho gia đình bệnh nhân biết về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh giun rồng.
Qua buổi giám sát, đoàn giám sát đã có đề xuất kiến nghị với các cấp như: Đối với Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương: Điều tra phân tích các yếu tố dịch tễ, nguồn lây tại vùng ghi nhận ca bệnh và các vùng lân cận; Cung cấp các tài liệu truyền thông phòng chống bệnh giun rồng cho y tế cơ sở.
Sở Y tế Hòa Bình: chỉ đạo các đơn vị y tế triển khai công tác phòng chống bệnh giun rồng gây bệnh ở người trên địa bàn.

Hình ảnh giun rồng ký sinh trong cơ thể bệnh nhân
Minh Thủy (CDC Hòa Bình)