NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN LẠC
- Thứ sáu - 25/04/2025 21:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thực hiện Kế hoạch số 348/KH-KSBT ngày 09/4/2025 về thực hiện nói chuyện chuyên đề về Phòng chống tác hại của thuốc lá tại Bệnh viện và Trung tâm y tế huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2025.
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình phối hợp với phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về Phòng chống tác hại của thuốc lá cho cán bộ viên chức thuộc Trung tâm y tế, người bệnh, người nhà người bệnh đang nằm điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc.
Tại buổi nói chuyện chuyên đề, đồng chí báo cáo viên của đã truyền đạt các nội dung: Luật phòng chống tác hại của thuốc lá; Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe con người và cộng đồng; Lợi ích xây dựng môi trường không khói thuốc. Đồng thời, các đại biểu đã cùng thảo luận và chia sẻ những cách làm hay, mô hình tốt trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại địa phương.

Toàn cảnh buổi nói chuyện chuyên đề về Phòng chống tác hại của thuốc lá tại Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc
Thuốc lá là chất gây nghiện và gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều người không quan tâm đến những ảnh hưởng xấu của nó. Tác hại của thuốc lá gây ra không chỉ ảnh hưởng tới bản thân của người hút mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh và môi trường sống. Trong khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hoá học, 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn một số chất như Nicotine, Hắc ín (Tar), Chất phụ gia (Amoniắc), Các-bon mô nô-xít (CO) và một số chất phụ gia khác.
Nicotin vào nhóm có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như ma tuý Heroin và Cocain. Gây nghiện của Nicotin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể Nicotin trên các cấu trúc não. Nicotin tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine, một hoá chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy.
Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức, gây thiếu máu tổ chức và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.
Kim Tuất (CDC Hòa Bình)
Tại buổi nói chuyện chuyên đề, đồng chí báo cáo viên của đã truyền đạt các nội dung: Luật phòng chống tác hại của thuốc lá; Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe con người và cộng đồng; Lợi ích xây dựng môi trường không khói thuốc. Đồng thời, các đại biểu đã cùng thảo luận và chia sẻ những cách làm hay, mô hình tốt trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại địa phương.

Toàn cảnh buổi nói chuyện chuyên đề về Phòng chống tác hại của thuốc lá tại Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc
Thuốc lá là chất gây nghiện và gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều người không quan tâm đến những ảnh hưởng xấu của nó. Tác hại của thuốc lá gây ra không chỉ ảnh hưởng tới bản thân của người hút mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh và môi trường sống. Trong khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hoá học, 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn một số chất như Nicotine, Hắc ín (Tar), Chất phụ gia (Amoniắc), Các-bon mô nô-xít (CO) và một số chất phụ gia khác.
Nicotin vào nhóm có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như ma tuý Heroin và Cocain. Gây nghiện của Nicotin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể Nicotin trên các cấu trúc não. Nicotin tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine, một hoá chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy.
Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức, gây thiếu máu tổ chức và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.
Kim Tuất (CDC Hòa Bình)