TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG
- Thứ ba - 25/03/2025 22:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong những năm vừa qua tại tỉnh Hòa Bình đã phát hiện nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng qua đất như: nhiễm giun móc, giun chỉ hay nhiễm ký sinh trùng đường ruột như sán lá gan, giun đũa, giun kim…đặc biệt có 01 trường hợp nhiễm giun rồng mà nguyên nhân được cho là do ăn gỏi/ sống/ tái/ chưa chín kỹ, cá, tôm, cua, ếch … và uống nước lã nhiễm ấu trùng.
Trước thực trạng đó, ngày 19/3/2025 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình đã ban hành Công văn số 280/KSBT-KST,CT về việc tăng cường công tác truyền thông phòng, chống bệnh ký sinh trùng triển khai tới các TTYT các huyện/thành phố trong toàn tỉnh với mục đích nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh do ký sinh trùng gây ra. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Thường xuyên cập nhật, phổ biến thông tin cho cán bộ y tế về các bệnh ký sinh trùng thường gặp, biện pháp phòng chống các bệnh.
Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống bệnh ký sinh trùng: xây dựng nội dung truyền thông cụ thể cho từng bệnh, nhóm bệnh, từng nhóm đối tượng, từng vùng, hàng tuần, hàng tháng nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng. Ưu tiên truyền thông bằng các phương tiện thông tin thích hợp tại địa phương, đặc biệt là truyền thông trực tiếp cho đối tượng đích: Lồng ghép trong hoạt động tư vấn, tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe, hội thảo, cập nhật kiến thức về phòng, chống bệnh ký sinh trùng.
Triển khai các hoạt động truyền thông về việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng và giám sát chất lượng nước sạch, vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế đồ ăn chưa được nấu chín, rau sống… nhằm xây dựng nếp sống văn minh, an toàn phòng chống dịch bệnh.
Khuyến cáo các biện pháp phòng chống các bệnh giun truyền qua đất đối với những người phải làm nông nghiệp, đồng áng… Tư vấn cho người dân trang bị và sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động để tránh cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng khi làm việc.
Đẩy mạnh công tác truyền thông trong các đợt chiến dịch tẩy giun.
Tuyên truyền, vận động người dân đi khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm ký sinh trùng để có biện pháp điều trị kịp thời.

Cán bộ y tế cho học sinh uống thuốc tẩy giun tại Thành phố Hòa Bình
Minh Thủy (CDC Hòa Bình)
Thường xuyên cập nhật, phổ biến thông tin cho cán bộ y tế về các bệnh ký sinh trùng thường gặp, biện pháp phòng chống các bệnh.
Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống bệnh ký sinh trùng: xây dựng nội dung truyền thông cụ thể cho từng bệnh, nhóm bệnh, từng nhóm đối tượng, từng vùng, hàng tuần, hàng tháng nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng. Ưu tiên truyền thông bằng các phương tiện thông tin thích hợp tại địa phương, đặc biệt là truyền thông trực tiếp cho đối tượng đích: Lồng ghép trong hoạt động tư vấn, tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe, hội thảo, cập nhật kiến thức về phòng, chống bệnh ký sinh trùng.
Triển khai các hoạt động truyền thông về việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng và giám sát chất lượng nước sạch, vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế đồ ăn chưa được nấu chín, rau sống… nhằm xây dựng nếp sống văn minh, an toàn phòng chống dịch bệnh.
Khuyến cáo các biện pháp phòng chống các bệnh giun truyền qua đất đối với những người phải làm nông nghiệp, đồng áng… Tư vấn cho người dân trang bị và sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động để tránh cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng khi làm việc.
Đẩy mạnh công tác truyền thông trong các đợt chiến dịch tẩy giun.
Tuyên truyền, vận động người dân đi khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm ký sinh trùng để có biện pháp điều trị kịp thời.

Cán bộ y tế cho học sinh uống thuốc tẩy giun tại Thành phố Hòa Bình
Minh Thủy (CDC Hòa Bình)