Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình (CDC Hòa Bình)

https://ksbthoabinh.vn


VIỆT NAM CAM KẾT, ĐẦU TƯ, HÀNH ĐỘNG ĐỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO

Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm 2025 là "VIỆT NAM CAM KẾT, ĐẦU TƯ, HÀNH ĐỘNG ĐỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO", thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam trong việc cam kết, đầu tư nguồn lực bền vững và hành động hiệu quả nhằm hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao.
Tại Công điện số 25/CĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh lao ngày 25/03/2024 đã đẩy mạnh những nỗ lực phòng chống lao trên toàn quốc, mang lại những kết quả vượt bậc thể hiện qua những con số ấn tượng nhất từ trước đến nay với số bệnh nhân lao được phát hiện trên 13.000 ca (tăng 7% so với năm 2023), tỷ lệ lao có bằng chứng vi khuẩn là 72,8%, tỷ lệ điều trị thành công đạt trên 90% (cao hơn tỷ lệ toàn cầu ở mức 88%). Thành công này là nhờ vào việc đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm, áp dụng chiến lược 1X (Xpert), 2X (X-quang và xét nghiệm Xpert) để chẩn đoán sớm bệnh lao tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.
a
Khám sàng lọc bệnh lao tại xã Yên Mông, thành phố Hoà Bình
 Tại tỉnh Hoà Bình, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Số bệnh nhân Lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học được phát hiện năm 2024 là 306 người. Tỷ lệ bệnh nhân Lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học phát hiện năm 2023 được điều trị khỏi là 66% (125 người được điều trị khỏi trên tổng số 190 bệnh nhân được phát hiện năm 2023).
Tỷ lệ bệnh nhân Lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học được xét nghiệm kiểm soát đủ 3 lần là 86% (263 người được kiểm soát đủ 03 lần trên tổng số 306 bệnh nhân Lao phổi được phát hiện năm 2024). Tỷ lệ xét nghiệm HIV cho bệnh nhân Lao là 77% (314 người được xét nghiệm trên tổng số 407 bệnh nhân Lao các thể thu nhận điều trị). Tỷ lệ này chưa đạt chỉ tiêu đề ra vì còn một số bệnh nhân không đồng ý xét nghiệm. Tỷ lệ tử vong là 0,9% (03 người tử vong trên tổng số 306 bệnh nhân Lao). Tổng số bệnh nhân Lao kháng thuốc là 1,2% (05 bệnh nhân Lao kháng thuốc trên tổng số 407 bệnh nhân Lao các thể thu nhận điều trị). Tỷ lệ người dân được thử đờm (tính cả được thử đờm trực tiếp và thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp Gen xpert) là 0,2% (1.839 lượt được người dân được thử đờm trên tổng số 918.862 người dân tỉnh Hòa Bình).
Năm 2025, với mục tiêu tăng cường phát hiện sớm, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao, khống chế kịp thời không để gây thành dịch, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; Giảm số người mắc bệnh Lao các thể trong cộng đồng còn dưới 35 người/100.000 người dân; Giảm tỷ lệ tử vong do bệnh Lao còn dưới 2% trong tổng số bệnh nhân Lao mới phát hiện; Giảm số người mắc bệnh Lao đa kháng thuốc còn dưới 5% trong tổng số người bệnh Lao mới phát hiện.
Ngành y tế Hoà Bình tăng cường nguồn lực và huy động xã hội cho hoạt động phòng, chống bệnh lao. Vận động chính sách, huy động nguồn lực và cam kết hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động phòng, chống bệnh lao. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội và cơ quan truyền thông để tăng cường công tác chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục phòng, chống bệnh lao. Tham mưu kiện toàn Ban Chỉ đạo triển khai Chiến lược phòng chống bệnh lao, trong đó sử dụng bộ máy giúp việc chung với Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
Đồng thời phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phòng, chống bệnh lao. Tuyến tỉnh: Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo về các hoạt động phòng chống lao cho cán bộ làm công tác phòng chống lao tuyến tỉnh; Tuyến huyện: Tham gia các lớp đào tạo, đào tạo lại về hoạt động chương trình chống lao và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao do tuyến trên tổ chức; Tuyến xã: Tham gia các lớp tập huấn về công tác phát hiện, quản lý điều trị, kỹ năng giám sát bệnh nhân lao tại nhà và tư vấn truyền thông về bệnh lao cho cán bộ y tế tuyến xã và Y tế thôn bản nhằm nâng cao chất lượng quản lý điều trị và năng lực phát hiện đối tượng nghi lao để chuyển đến các cơ sở chống lao tuyến trên để chẩn đoán sớm. Triển khai và nâng cao chất lượng dịch vụ chống lao toàn diện, ứng dụng các kỹ thuật mới trong phát hiện chẩn đoán bệnh lao. Tăng cường công tác khám phát hiện chủ động bằng chụp Xquang phổi và xét nghiệm đờm trực tiếp, xét nghiệm GenXpert, lao tiềm ẩn cho các đối tượng nghi lao hoặc người nhà sống chung với bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng dịch vụ phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân, ứng dụng tối ưu các thuốc và phác đồ điều trị mới và hiện hành. Truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống lao trẻ em cho người bệnh lao, cán bộ y tế và người dân.
Thu Hương (CDC Hòa Bình)

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây