NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO

Thứ năm - 02/07/2020 23:57
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO
      Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây nhiễm rất nguy hiểm. Chủ đề năm 2020 là  “Đã đến lúc cùng hành động để chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030”. Bệnh nhân bị mắc bệnh Lao nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn giúp chúng ta ngăn chặn nguồn lây lan tại cộng đồng. Bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời là gánh nặng cho gia đình mà còn là nguồn lây lan đáng lo ngại cho cộng đồng. Khi có các triệu chứng như sau phải đến ngay cơ sở y tế để khám và xét nghiệm kịp thời:
          - Ho khạc đờm kéo dài trên 02 tuần;
          - Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.
          - Sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi, ra mồ hôi về đêm
          - Đau ngực, khó thở, ho ra máu.
*Cách  phòng chống bệnh lao:
     - Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;
     - Mọi người khi ho kéo dài hơn 02 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;
     - Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày;
     - Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;
     - Phát hiện sớm người mắc bệnh Lao điều trị kịp thời và đúng phác đồ để không còn khả năng lây bệnh cho người khác.
     Vì sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi tổ chức và mỗi cá nhân hãy tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống bệnh Lao. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho cộng đồng biết cách phát hiện và phòng chống bệnh Lao có hiệu quả.
            Lưu ý khi chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà
           Bệnh lao phổi là một bệnh rất dễ lây lan qua không khí, đặc biệt ở trong phòng kín hoặc nhà ở chật hẹp. Chính vì vậy khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà cần phải chú ý:
Cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc với những thành viên khác trong gia đình và cộng đồng.
Người bệnh luôn mang khẩu trang che mũi, miệng khi phải giao tiếp với người khác. Khi ho hoặc hắt hơi cần phải che miệng, khạc đờm đúng nơi quy định và được hủy bệnh phẩm theo đúng phương pháp (ví dụ như đốt).
Vì đang mang mầm bệnh, tốt nhất là không tiếp xúc với những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người già, bệnh nhân HIV/AIDS, người bị các bệnh đái tháo đường, suy thận,...
Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái nhất để đường hô hấp được lưu thông dễ dàng.
Căn dặn bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường và tránh di chuyển hoặc vận động nhiều.
Luôn sẵn sàng hút đờm ở miệng hoặc sâu trong đường thở để đảm bảo khí được lưu thông tốt
Chuẩn bị sẵn ca nhổ ở nơi dễ lấy; có vạch đo số lượng máu thoát ra của bệnh nhân.
           Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh bị lao phổi
 Cần chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân để thúc đẩy quá trình hồi phục, nâng cao tổng trạng cho người bệnh. Bệnh nhân lao thường ăn ít, ăn không ngon nên cần nấu ăn hợp khẩu vị; động viên người bệnh ăn nhiều. Cần có chế độ ăn uống riêng cho người bệnh lao phổi.
Năng lượng: Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân lao tăng lên do mắc bệnh. Thường năng lượng từ khẩu phần ăn tăng từ 20-30% để duy trì trọng lượng cơ thể.
Protein: Protein rất quan trọng để ngăn ngừa sự lãng phí năng lượng dự trữ trong cơ thể
Các vi chất dinh dưỡng: Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, vượt 50 – 150% lượng thức ăn khuyến nghị hàng ngày của người bình thường
Cho người bệnh ăn những thực phẩm giàu đạm, calo, rau quả; tăng cường các loại thức uống, nước ép.
Trong khi điều trị bằng thuốc, người bệnh lao phổi hay bị phản ứng phụ là chán ăn. Vì vậy nhiều bữa ăn nhỏ đa dạng các món là cần thiết, ưu tiên những món bệnh nhân thích.
         Các lưu ý khác khi chăm sóc bệnh nhân lao phổi tại nhà
Nghỉ ngơi: Ngủ đủ mang lại hiệu quả nghỉ ngơi tốt nhất. Thời gian ngủ lý tưởng của bệnh nhân lao phổi là trưa ngủ 1-2 tiếng, tối ngủ 7-8 tiếng.
Cần phải cho bệnh nhân tắm giặt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày. Có thể hỗ trợ nếu người bệnh không làm được nhưng cần đeo khẩu trang cẩn thận để tránh lây nhiễm.
Khi đã vào giai đoạn ổn định, có thể thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng như tập thể dục, đọc sách, đi dạo nhưng tránh nơi đông người./.
 
           Mức độ nguy hiểm và khả năng chữa khỏi bệnh lao phổi
 Lao phổi là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường không khí. Khi mắc bệnh lao phổi các vi khuẩn có thể lây lan từ phổi đến các cơ quan khác gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

 
. Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?
Bệnh có khả năng lây nhanh và rộng. Những người mắc bệnh lao tiềm ẩn không truyền nhiễm và hông có triệu chứng là do hệ thống miễn dịch của họ đang bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Nhưng tình trạng này sẽ không diễn ra lâu, bệnh lao phổi tiềm ẩn sẽ phát triển thành lao hoạt động với các triệu chứng phát tác và lây lan ra môi trường xung quanh cho người khác.
Do là bệnh lý truyền nhiễm nên dễ lây lan thành diện rộng, khó kiểm soát sự lây lan, thậm chí ngay cả khi phòng ngừa cẩn thận, người khỏe mạnh vẫn có thể lây lao phổi từ người bệnh thông qua tiếp xúc một hoặc nhiều lần. Các vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và phát triển lây bệnh, làm tổn thương đến phổi, hệ hô hấp gây nguy hiểm cho người bệnh nếu cứ kéo dài và không được điều trị đúng cách. Cách tốt nhất để phòng chống căn bệnh này là tiêm vắc-xin ngay từ tháng đầu tiên chào đời.
Lao phổi là bệnh lý truyền nhiễm khá nguy hiểm
Lao hạch và lao phổi khác nhau thế nào?

 
Lao Hạch không nguy hiểm và lây nhiễm như lao phổi, bệnh lao hạch không gây tử vong và có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên đây là căn bệnh khá phổ biến, bệnh cũng kéo dài và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt 
1. Lao phổi là bệnh gì?
Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao thâm nhập vào phổi và sinh sôi. Trong các loại lao thì lao phổi là bệnh thường gặp nhất (chiếm 80 – 85%), và là nguồn lây chính cho cộng đồng.
1.1. Triệu chứng
Ho là triệu chứng đầu tiên và quan trọng của bệnh lao phổi. Người bệnh có thể ho khan, ho có đờm, ho ra máu. Triệu chứng ho có thể kéo dài hơn 3 tuần.
Khó thở, đau ngực.
Cảm thấy mệt mỏi.
Bị sốt nhẹ, thấy ớn lạnh về chiều.
Hay đổ mồ hôi trộm về đêm.
Sụt cân do chán ăn, ăn không ngon.
1.2. Bệnh lao phổi có lây không?
Lao phổi là một bệnh rất dễ lây truyền giữa người sang người thông qua đường hô hấp.
Những người bị bệnh lao phổi, hoặc lao thanh quản, phế quản, khi ho sẽ khạc ra vi khuẩn lao có trong những hạt nước bọt li ti, hoặc các hạt bụi nhỏ. Những người tiếp xúc với bệnh nhân lao sẽ dễ dàng hít vào và gây bệnh tại phổi.
Ngoài ra, môi trường sống hay ẩm ướt và ô nhiễm khói bụi, sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn lao có thể phát triển và gây bệnh.
Trong ăn uống, nếu sử dụng nguồn thực phẩm có chứa vi khuẩn lao cũng rất có thể bị nhiễm lao. Tiếp xúc chất thải chứa vi khuẩn lao cũng khiến con người bị lây nhiễm.
1.3. Chẩn đoán bệnh lao phổi như thế nào?
Căn cứ trên các triệu chứng của bệnh nêu trên như: sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi trộm đêm, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, bác sĩ sẽ đồng thời khám phổi và toàn thân, có thể chỉ định một số xét nghiệm như:
Chụp X-quang phổi.
Xét nghiệm Xpert MTB/RIF (nếu có thể).
Nhuộm soi đờm trực tiếp để tìm AFB.
Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao.
Để chẩn đoán xác định bệnh lao phổi, cần có ít nhất 1 mẫu có AFB(+) và hình ảnh X-quang nghi lao hoặc khi có 2 mẫu đờm (+).
Chụp X-quang phổi dùng trong chẩn đoán bệnh lao phổi


1.4. Điều trị bệnh lao phổi
Bệnh nhân lao phổi cần tuân thủ theo phác đồ điều trị, uống thuốc đầy đủ và đúng liều lượng, đặc biệt không được tự ý ngưng sử dụng thuốc khi các triệu chứng bệnh biến mất.
Bệnh lao phổi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng như: tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ho ra máu.
Người bệnh sau khi được chữa khỏi vẫn có thể gặp một số di chứng như: suy hô hấp mãn, giãn phế quản, u nấm phổi, tràn khí màng phổi...
1.5. Phòng ngừa bệnh lao phổi
Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm, do đó, để phòng bệnh lây lan, có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Tiêm vacxin BCG cho trẻ để phòng bệnh lao.
Khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người bệnh nên sử dụng khẩu trang.
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, trước và sau khi ăn.
Che miệng khi hắt hơi.
Không dùng chung đồ và vật dụng cá nhân với người bệnh.
Người bị bệnh lao phổi cần tránh lây nhiễm cho những người xung quanh bằng cách đeo khẩu trang, khi ho hoặc hắt hơi phải che miệng, không ngủ chung phòng, không đến những nơi có đông người, khi khạc đờm phải khác vào một nơi quy định, đờm hoặc các vật chứa nguồn lây bệnh phải được hủy đúng phương pháp.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở và nơi làm việc, nơi người bệnh lao phổi sống nên có nhiều ánh nắng mặt trời.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tránh sử dụng các chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá, khám sức khỏe theo định kỳ để phòng bệnh lao.
                                                                                                                         Minh Thu
                                                                                                          Khoa KST, CT Trung tâm KSBT Hòa Bình

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

2
6
7
4
1
5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay35,946
  • Tháng hiện tại177,645
  • Tổng lượt truy cập8,001,138
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1352 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1487 | lượt tải:187

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1515 | lượt tải:168

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1460 | lượt tải:167

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1468 | lượt tải:197
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây