BỆNH RUBELLA NGUY HIỂM VỚI PHỤ NỮ MANG THAI

Thứ ba - 09/04/2024 05:15
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc. Rubella (hay sởi Đức) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, khả năng lây lan cao nên có thể bùng phát thành dịch. Tất cả những người chưa có miễn dịch với Rubella đều có nguy cơ mắc bệnh, trong đó, trẻ em và thanh thiếu niên là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao, nguy hiểm với phụ nữ có thai nếu mắc bệnh.
Đường lây truyền bệnh Rubella
Giống như Sởi hay các bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp,  khi người lành hít phải những giọt nước bọt của người mang mầm bệnh phát tán vào không khí khi hắt hơi, ho, hay nói chuyện. Ngoài ra, bệnh cũng có khả năng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh.
Virus Rubella có khả năng lây truyền cao nhất vào giai đoạn phát ban. Tuy nhiên, bệnh có thể lây nhiễm từ 1 tuần trước khi phát ban và 1 tuần sau khi phát ban. Phụ nữ mang thai có thể lây truyền virus Rubella cho con thông qua nhau thai. Tùy thuộc vào nhiễm virus trong giai đoạn nào của thai kỳ sẽ có những ảnh hưởng khác nhau lên thai nhi.
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh Rubella
Dấu hiệu đặc trưng nhất có thể nhận thấy ở người bệnh Rubella là những ban đỏ xuất hiện từ 14 đến 21 ngày sau khi virus Rubella đi vào cơ thể.
Ở thể Rubella điển hình, những dấu hiệu bệnh thường nhẹ và lành tính, tỷ lệ tử vong và biến chứng thấp. Bệnh nhân thường sốt nhẹ, biểu hiện ban đỏ, có các dấu hiệu ở cơ quan bạch huyết. Ngoài dấu hiệu điển hình là ban đỏ xuất hiện đầu tiên ở mặt, cổ và lan ra toàn thân, người bệnh Rubella còn thường gặp tổn thương bạch huyết ở vùng sau tai, vùng chẩm, cổ sau. Ở người lớn mắc bệnh Rubella thường sốt và phát ban nhiều hơn, kèm theo các biểu hiện điển hình là mệt mỏi, biếng ăn, đau khớp.
Biến chứng của bệnh Rubella
Biến chứng của bệnh Rubella thường gặp ở người lớn nhiều hơn ở trẻ em. Khoảng 70% phụ nữ bị nhiễm trùng có thể đau hoặc viêm khớp, viêm não có thể xảy ra ở 1/5000 trường hợp thường gặp nhất là ở phụ nữ, xuất huyết có thể xảy ra ở trẻ em với tỷ lệ 1/3000 trường hợp.
Rubella còn nguy hiểm với phụ nữ có thai. Nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ này có nguy cơ cao mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với nhiều dị tật nghiêm trọng như dị tật tim, điếc, đục thủy tinh thể, chậm phát triển… Một số trường hợp trẻ tử vong do hậu quả của hội chứng Rubella bẩm sinh.
Nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong ba tháng đầu thai kỳ, thì có đến 70% – 100% trẻ đẻ ra bị hội chứng Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não. Thai có nguy cơ bị sẩy, hoặc thai chết lưu trong tử cung; nếu đẻ được thì thai thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng và kèm theo các dị tật bẩm sinh như hẹp eo động mạch phổi; trẻ còn có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ.
Nếu mẹ bị nhiễm Rubella từ tuần 13 đến tuần 27 thai kỳ:
Khi thai được 13-16 tuần, thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%.
Khi thai được 17- 20 tuần, thì tỷ lệ giảm xuống còn 5%.
Khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%.
a
Phụ nữ cần tiêm phòng vắc xin phòng Rubella trước khi mang thai
Biện pháp phòng ngừa
Sau khi nhiễm hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh Rubella, cơ thể sẽ có miễn dịch bền vững và bảo vệ trọn đời. Vì vậy, tiêm phòng vắc xin là biện pháp được đánh giá cao về độ an toàn, hiệu quả với bệnh Rubella. Vắc xin MMR II (Mỹ) và vắc xin MMR (Ấn Độ) hiện nay được lưu hành ở nước ta, đây là loại vắc xin sống, giảm độc lực giúp phòng 3 bệnh: Sởi, Quai bị và Rubella.
Lịch tiêm chủng của vắc xin MMR II phòng bệnh Sởi, Quai bị, Rubella như sau:
Tiêm chủng mũi đầu tiên cho trẻ vào khoảng từ 12 -15 tháng tuổi hoặc muộn hơn để tránh tương tác với kháng thể của mẹ truyền sang con.
Mũi tiêm nhắc lại nên được chủng ngừa vào lúc 4 – 6 tuổi, hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra.
Riêng với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, cần tiêm phòng vắc xin sớm, và phải tránh mang thai 3 tháng sau khi tiêm vắc xin.
Khi bị nghi nhiễm Rubella cần đến ngay cơ sở y tế để được khám,chẩn đoán. Đối với trường hợp bệnh nặng lên hoặc có dấu hiệu biến chứng phải điều trị và cách li tại bệnh viện.
Trường hợp bệnh nhẹ cách li tại hộ gia đình (nghỉ học, nghỉ làm, không tham gia các hoạt động tập thể, tập trung đông người) để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Trong thời gian cách li, bệnh nhân phải đeo khẩu trang y tế. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc. Sử dụng biện pháp bảo vệ cá nhân như dùng khẩu trang, hóa chất sát trùng…
Thu Hương (CDC Hoà Bình)



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

1
6
7
5
2
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay3,873
  • Tháng hiện tại141,999
  • Tổng lượt truy cập8,200,414
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1536 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây