CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH THỦY ĐẬU

Thứ năm - 10/06/2021 03:51
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH THỦY ĐẬU
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH THỦY ĐẬU
Tháng 3 đến tháng 6 hằng năm là thời điểm dễ bùng phát bệnh thủy đậu. Đây là một bệnh rất dễ lây truyền, có thể dẫn đến những biến chứng khó lường và hậu quả nghiêm trọng. Để có thêm thông tin về bệnh thủy đậu chúng tôi có cuộc chao đổi với Bác sĩ CK1: Nguyễn Thị Thanh Huệ, phó trưởng khoa truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.
PV: Xin Bác sĩ cho biết nguyên nhân gây bệnh thủy đậu và các triệu chứng của bệnh?
Trả lời: Bác sĩ CK1: Nguyễn Thị Thanh Huệ, phó trưởng khoa truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, gây dịch, do virut Varicella Zoster gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp, bệnh có biểu hiện sốt, phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc. Bệnh thường diễn biến lành tính, tuy nhiên có thể có một số biến chứng như viêm não, viêm phổi… sau khi mắc bệnh, người bệnh có miễn dịch với bệnh bền vững.
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 3 đến tháng 6 trong năm (thường xẩy ra vào mùa đông xuân). Đối với những người chưa có miễn dịch, tiếp xúc với người bệnh thuỷ đậu có tỉ lệ lây nhiễm cao đến 90%. Bệnh gặp nhiều ở trẻ em (90%) là những cơ thể chưa có đáp ứng miễn dịch, tuổi mắc bệnh thường ở lứa tuổi 5-9 tuổi. Sau nhiễm bệnh, người bệnh có đáp ứng miễn dịch suốt đời. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi có vấn đề về miễn dịch hoặc có độ kháng thể đã giảm nhiều sau tiêm chủng, ở người trưởng thành có thể nhiễm lại và thường biểu hiện bệnh cảnh của Zona,
Thời kỳ ủ bệnh từ 10-21 ngày, trung bình từ 14-17 ngày.
Thời kỳ phát bệnh người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn. Tuy nhiên ở một số người bệnh có thể không sốt, hoặc trên những cơ địa đang có vấn đề về miễn dịch người bệnh có sốt cao 39-400c, gây mê sảng có khi co giật.
Thời kỳ toàn phát lúc này mới xuất hiện mụn nước ở thân mình sau lan ra toàn thân, có thể mọc cả ở niêm mạc má, vòm họng, thanh quản, đường tiêu hoá… gây nên một số triệu chứng như nuốt đau, nôn, đau bụng, tiêu chảy, ho, khó thở... Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây đẻ non hoặc để lại dị tật cho thai nhi.
PV: Vậy biện pháp phòng bệnh thủy đậu là gì thưa bác sĩ?
Bác sĩ CK1 Nguyễn Thị Thanh Huệ, phó trưởng khoa truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình
1. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
2. Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ ngơi từ 7 đến 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
4. Thực hiện vệ sinh nhà cửa và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn.
5. Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.
PV: Xin bác sĩ cho biết khi mắc bệnh thủy đậu cần phải làm gì?
Bác sĩ CK1 Nguyễn Thị Thanh Huệ, phó trưởng khoa truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình
Khi mắc bệnh thuỷ đậu cần cách ly tại nhà, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay luôn sạch. Lưu ý: Tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài. Tốt nhất khi có các biểu hiện của bệnh thuỷ đậu cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
PV: Xin bác sĩ cho biết chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh thủy đậu?
Bác sĩ CK1 Nguyễn Thị Thanh Huệ, phó trưởng khoa truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình:
Trong lúc bị bệnh, nên tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, tránh ăn các loại thực phẩm gây kích thích miệng như chua, cay, nóng, cứng nên ăn những thực phẩm mềm, dễ hấp thu thức ăn dạng lỏng như cháo yến mạch, cháo đậu xanh, các loại nước sinh tố, trái cây, bông cải. Chế độ ăn lành mạnh và nhẹ nhàng đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng sức đề kháng, chống đỡ bệnh thuỷ đậu tốt hơn.

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh tiêm phòng cho trẻ

                                                                      Bài, ảnh: Thuỳ Dung
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

1
6
7
5
2
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay3,037
  • Tháng hiện tại80,078
  • Tổng lượt truy cập7,903,571
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1339 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1479 | lượt tải:185

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1505 | lượt tải:167

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1450 | lượt tải:164

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1461 | lượt tải:195
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây