Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình (CDC Hòa Bình)
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG, THIÊN TAI VÀ THẢM HỌA
Thứ năm - 26/05/2022 10:33
Thực hiện Công văn số 1113/SYT-NVY ngày 13/4/2022 của Sở Y tế Hòa Bình về việc đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa mưa lũ.Ngày 23/5/2022 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 373/KH-KSBT về việc ứng phó với sự cố môi trường, thiên tai và thảm họa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2022. Với mục tiêu chủ động dự phòng, sẵn sàng ứng phó, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra; nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, tránh của nhân dân với thiên tai, thảm họa và đảm bảo phòng chống dịch trong quá trình triển khai các hoạt động phòng chống thiên tai, thảm họa; đặc biệt tại vùng có dịch bệnh và vùng có nguy cơ dịch.Đảm bảo tốt các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trước, trong và sau khi có thiên tai xảy ra. Chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát.Đảm bảo an toàn về cơ sở, vật chất, trang thiết bị y tế, tính mạng của người bệnh và nhân viên y tế. Giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản tới mức thấp nhất do thiên tai gây ra. Thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả khẩn trương khi có thiên tai xảy ra. Kế hoạch đã đưa ra 3 tình huống đó là: Trước khi xảy ra thiên tai, thảm họa: Phải kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) và thành lập các đội Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cốthiên tai, thảm họa năm 2022.Tập huấn cho TTYT huyện/thành phố về cách xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường trong mùa bão lũ.Chỉ đạo các TTYT huyện/thành phố chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai, thảm họatrên địa bàn huyện.Trong đó, cần xác định rõ các vùng có nguy cơ xảy ra úng lụt, sạt lở đất, số giếng có nguy cơ ngập, số bể chứa cần xử lý.Hướng dẫn các TTYT huyện/thành phố tuyên truyền cho cán bộ y tế và người dân thực hiện các biện pháp chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với tình trạng mưa lớn, bão, lũ lụt, chuẩn bị bể chứa, các vật dụng chứa nước sạch, phương tiện, dụng cụ xử lý môi trường, xử lý nước, đảm bảo vệ sinh cá nhân...theo hướng dẫn của Bộ Y tế.Chuẩn bị sẵn sàng mọi vật tư thiết bị, thuốc, hóa chất, nhân lực, chuyên môn khi có thiên tai thảm họa xảy ra. Khi xảy ra thiên tai, thảm họa:Tổ chức cuộc họp khẩn Ban chỉ huy PCTT&TKCN các đơn vị chỉ đạo kịp thời cho các thành viên Ban chỉ huy và các đơn vị liên quan triển khai phòng, chống, ứng phó thiên tai. Tổ chức trực ban 24/24h, theo dõi sát diễn biến của thiên tai,dịch bệnh kịp thời thông tin đến các đơn vị trong toàn ngành để chủ động ứng phó.Ban hành các văn bản khẩn cấp chỉ đạo các đơn vị có liên quan huy động toàn bộ lực lượng khẩn trương triển khai ngay các phương án bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân, cán bộ y tế cũng như thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế tại các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa. Tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các đơn vị trong công tác phòng chốngthiên tai, thảm họa: kiểm tra điều kiện an toàn, vệ sinh, nhu yếu phẩm, vật tư cần thiết, phòng chống dịch đặc biệt trong trường hợp sơ tán dân và tại điểm tránh trú an toàn; kiểm tra các điểm tránh trú an toàn, các khu vực điều trị, chăm sóc và khu cách ly người nhiễm bệnh dịch khi thiên tai xảy ra; kiểm tra hướng dẫn nhắc nhở người dân thực hiện 5K phòng chống dịch bệnh.Thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh/ Sở Y tế, chủ động trong công tác ứng phó với diễn biến bất thường của thiên tai; lực lượng PCTT thực hiện nghiêm túc yêu cầu phòng chống dịch bệnh cho bản thân khi thực hiện nhiệm vụ. Theo dõi, nắm bắt thông tin về tình hình dịch bệnh, tình trạng ô nhiễm môi trường, số lượng giếng nước, hố xí bị ngập nước... Khẩn trương triển khai các biện pháp xử lý nguồn nước ăn uống, sinh hoạt cho nhân dân, xử lý môi trường, xử lý các ổ dịch bệnh phát sinh, nếu phát hiện có dịch phải dùng mọi biện pháp để khống chế, bao vây và dập tắt ngay.Cử cán bộ thường trực theo dõi sát diễn biến của thiên tai, thảm họa để báo cáo Lãnh đạo và có biện pháp xư lý kịp thời. Sau thiên tai, thảm họa: Thu thập danh sách, thông tin (về yếu tố dịch bệnh nếu có) của người dân đến/rời điểm tránh trú an toàn. Hướng dẫn người dân rời điểm sơ tán an toàn theo 01 chiều. Người dân tại điểm sơ tán an toàn rời trước; Người dân nghi nhiễm dịch bệnh trong khu vực, phòng cách ly tạm thời rời sau. Xử lý nguồn nước ăn uống, sinh hoạt, xử lý vệ sinh môi trường (phun khử khuẩn toàn bộ, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải y tế) theo quy định; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, vệ sinh phòng chống dịch bệnh sau thiên tai; Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, khuyến cáo, hướng dẫn nhân dân vùng thiên tai trong công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, thực hiện.