Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình (CDC Hòa Bình)
KHÁM, TƯ VẤN VÀ CẤP KÍNH CHO HỌC SINH 15 TRƯỜNG TẠI HUYỆN TÂN LẠC
Thứ ba - 08/02/2022 22:14
Thực hiện Quyết định số 2454/QĐ-UBND ngày 27/10/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc Phê duyệt dự án “Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Kim Bôi và huyện Tân Lạc tỉnh Hoà Bình” do Alcon tài trợ thông qua tổ chức Tổ chức Helen Keller International (HKI). Với mục đích là bác sỹ nhãn khoa và khúc xạ viên thực hiện khám xác định tật khúc xạ cho học sinh trong danh sách đã lập sau bước sàng lọc thị lực, từ đó có kế hoạch chỉnh, cấp kính và điều trị lác, nhược thị (nếu có) cho trẻ.Những trường hợp mắc các bệnh mắt nghiêm trọng sẽ được tư vấn chuyển tuyến khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa mắt.Truyền thông trực tiếp và gián tiếp nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh và phụ huynh về tật khúc xạ. Đối tượng làCác em học sinh được phát hiện bị mắc tật khúc xạ hoặc nghi ngờ mắc tật khúc xạ qua đợt khám sàng lọc. Theo Kế hoạch, từ tháng 1-3/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình (CDC) phối hợp với Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Tân Lạc triển khai Kế hoạch khám xác định tật khúc xạ và tư vấn cấp kính cho các em học sinh tại 15 trường TH&THCS thụ hưởng dự án trên địa bàn huyện Tân Lạc. Quy trình thực hiện khám xác định gồm 4 bước: Bước 1: Tiếp đón và nhận dạng học sinh. Danh sách học sinh cần khám xác định. Giáo viên/nhân viên y tế ghi thông tin của học sinh (họ tên, trường, sđt bố/mẹ) vào phần I. Thông tin chung của Phiếu khám mắt (tuỳ theo số lượng học sinh theo danh sách, nhà trường có thể in/ghi trước phần Thông tin chung của học sinh và phát cho học sinh).Giáo viên/nhân viên y tế hướng dẫn quy trình khám và ổn định trật tự học sinh và gọi lần lượt từng học sinh theo danh sách có sẵn. Đánh dấu/ghi chú vào danh sách nếu học sinh vắng mặt.Hướng dẫn học sinh đi qua các bàn khám. Bước 2: Đo máy đo khúc xạ + đo công suất kính. Kỹ thuật viên/Điều dưỡng thực hiện đo máy khúc xạ và đo công suất kính. Sau đó Kỹ thuật viên /Điều dưỡng thực hiện ghi kết quả “Công suất kính cũ” và “TL kính cũ” phần II. Thử thị lực của Phiếu khám mắt.Kẹp ghim kết quả của máy đo khúc xạ vào Phiếu khám mắt. Bước 3: Sàng lọc lại thị lực học sinh, Khám xác định và thử kính. Các em học sinh sau khi đã khám xong thì sẽ được Kỹ thuật viên/Điều dưỡng thực hiện sàng lọc lại thị lực cho học sinh bằng Bảng thị lực. Sau đó Kỹ thuật viên /Điều dưỡng thực hiện ghi kết quả “TL không kính” hoặc “TL kính lỗ” phần II. Thử thị lực của Phiếu khám mắt. Bác sỹ chuyên khoa mắt thực hiện khám xác định, thử kính và tư vấn chuyển khám (nếu cần). Sau đó Bác sỹ ghi kết quả phần III. Kết quả thử kính và kết luận của Phiếu khám mắt. Bước 4: Hiệu kính. Điều dưỡng ghi chép đầy đủ thông tin vào Danh sách đăng ký kính (bao gồm giá kính đã chọn, phí cần đóng bổ sung cho hiệu kính). Danh sách này sẽ được phô tô lại và gửi cho nhà trường để nhà trường/giáo viên chủ nhiệm của các lớp thông báo lại phụ huynh của học sinh. Sau đó nhà trường có trách nhiệm thu hộ phí đóng bổ sung cho hiệu kính. Sau khi danh sách đăng ký kính được hoàn thiện và đóng tiền đầy đủ, hiệu kính sẽ thực hiện mài lắp kính. Cấp kính trợ giá: Học sinh hộ nghèo hoặc gia đình chính sách (cần kèm theo bản photo của Giấy xác nhận hộ nghèo của UBND xã/phường hoặc Thẻ bảo hiểm y tế có mã thể hiện hộ nghèo/gia đình chính sách như mã HN, CC hoặc CK hoặc KC, DK, TS): hỗ trợ 200.000 đồng/cặp.Các trường hợp còn lại: hỗ trợ 100.000 đồng/cặp. Kim Tuất – CDC Hòa Bình