LÀM SAO ĐỂ HẾT TRIỆU CHỨNG HẬU COVID-19 ?

Thứ hai - 21/03/2022 23:03
LÀM SAO ĐỂ HẾT TRIỆU CHỨNG HẬU COVID-19 ?

Khi mà số người mắc COVID-19 ngày càng nhiều, thì các triệu chứng hậu COVID-19 lại đa dạng nhiều hơn. Hiện nay chúng ta cũng chưa có nhiều hiểu biết và biện pháp điều trị đặc hiệu cho tình trạng hậu COVID-19 mà cần phối hợp nhiều phương pháp...
1. Phân biệt COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19
Khái niệm "COVID-19 kéo dài" thường được dùng để chỉ những người có dấu hiệu và triệu chứng tiếp tục kéo dài và phát triển sau nhiễm COVID-19 cấp tính. Trong giai đoạn "COVID-19 kéo dài" người bệnh xuất hiện triệu chứng của COVID-19 kéo dài bao gồm giai đoạn: "Triệu chứng COVID-19 tiếp diễn" (4-12 tuần), và "Hội chứng hậu COVID-19" (từ 12 tuần trở lên). Phân biệt COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS): "Hội chứng hậu COVID-19" được định nghĩa là các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện dai dẳng mà không thể giải thích bằng các chẩn đoán thay thế, xảy ra ít nhất sau 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19.
Hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, thể chất với các triệu chứng, mức độ biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào năng lực thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân, gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và xã hội.
Trên thực tế, ngay cả những người nhiễm COVID-19 (thể nhẹ, F0 điều trị tại nhà) cũng có thể gặp các vấn đề của hậu COVID-19. Theo số liệu của Anh cho thấy tỷ lệ hậu COVID-19 ở nhóm đối tượng này lên đến 13,7%.
2. Chẩn đoán hậu COVID-19 thế nào?
Chẩn đoán xác định "Hội chứng hậu COVID-19" lại không được rõ ràng bởi những biểu hiện này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Ví dụ, biểu hiện của các triệu chứng không điển hình ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý nền hoặc các tác dụng phụ của các thuốc đang sử dụng, hoặc các hội chứng sau nhiễm trùng, thậm chí cả những thay đổi tâm lý liên quan đến quá trình nhiễm COVID-19…
Có rất nhiều yếu tố, ảnh hưởng sinh lý bệnh là nguyên nhân và/hoặc làm tăng mức độ ảnh hưởng của hội chứng hậu COVID-19 như:
- Tình trạng bệnh lý nền;
- Tình trạng miễn dịch của cơ thể;
- Các di chứng tim mạch - phổi sau bệnh COVID-19;
- Tình trạng tác động của virus lên các cơ quan khác trong cơ thể như hệ thống nội tiết, tim, thận, phổi, thậm chí cả gen…
Ngoài ra, các yếu tố chưa biết hoặc chưa được xác định rõ ràng có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các triệu chứng kéo dài như hoàn cảnh tâm sinh lý, xã hội... liên quan đến COVID-19.
3. Có thuốc đặc trị hậu COVID-19 không?
Cho đến hiện tại không có điều trị đặc hiệu nào để giải quyết các vấn đề hậu COVID-19.
Phối hợp đồng bộ các biện pháp bao gồm nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống đỡ với bệnh tật; kiểm soát tốt các bệnh lý nền (nếu có); theo dõi, phát hiện và điều trị sớm các di chứng về hậu COVID-19 (nếu có) là phương pháp hiệu quả nhằm kiểm soát và giảm nhẹ các nguy cơ tác động của hậu COVID-19.
Điều này đồng nghĩa với việc: Tiêm đầy đủ vaccine + chủ động tự chăm sóc bản thân chính là chìa khóa để phòng chống lại những tác hại của hậu COVID-19.
Để ứng phó với các vấn đề của hậu COVID-19, chúng ta cần có các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe, bao gồm dinh dưỡng, vận động, hỗ trợ sức khỏe tinh thần và can thiệp y tế (nếu cần). Cụ thể:
- Ăn cân đối, đủ chất: Tăng chất xơ và vitamin đến từ rau xanh, hoa quả; uống sữa; ăn các loại hạt, ăn cá, trứng…
- Tăng cường vận động, tham gia các hoạt động tích cực, tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe và sở thích.
- Ngủ đủ giấc.
- Hạn chế môi trường thuốc lá, kiểm soát stress.
- Duy trì các thuốc đang điều trị bệnh lý nền (nếu có).
4. Luyện tập mang lại lợi ích thế nào đối với tình trạng hậu COVID-19?
- Tập thở sâu rất tốt cho người bệnh hậu COVID-19. Luyện tập là một trong những biện pháp điều trị không dùng thuốc và không thể thiếu trong phòng và chữa bệnh vì những lợi ích rất lớn của nó đối với sức khỏe.
Trong việc giải quyết các vấn đề của hậu COVID-19, các nhà khoa học đã ghi nhận luyện tập giúp:
- Nâng hệ miễn dịch.
- Kiểm soát và giảm nhẹ các vấn đề hậu COVID-19.
- Cải thiện chuyển hóa, các vấn đề về hô hấp, tim mạch.
- Nâng cao sự dẻo dai và cải thiện tình trạng tâm lý.
* Một số lưu ý khi luyện tập hậu COVID-19:
+ Thời gian, cường độ và các dạng luyện tập phải phù hợp với từng người và từng giai đoạn của bệnh.
+ Không nên luyện tập quá sức, trong khi luyện tập nếu thấy mệt, cần nghỉ ngơi và thư giãn.
+ Có thể chia nhỏ thời gian luyện tập làm nhiều lần trong ngày.
+ Không nên luyện tập khi đói hoặc khi no quá.
Tập thở: Nên có những bài tập thở vì hơi thở chính là cội nguồn của sự sống. Tập thở đúng cách là một trong những biện pháp quan trọng giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh đặc biệt ở những người nhiễm COVID-19. Có thể thực hiện một số bài tập thở sâu, thở bằng cơ hoành (thở bụng)...
Theo SK&ĐS




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

4
5
7
1
2
6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay42,622
  • Tháng hiện tại190,040
  • Tổng lượt truy cập8,013,533
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1352 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1487 | lượt tải:187

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1516 | lượt tải:168

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1460 | lượt tải:167

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1468 | lượt tải:197
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây