NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TỈNH HÒA BÌNH

Thứ bảy - 24/07/2021 00:23
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TỈNH HÒA BÌNH
                                                 

THÔNG BÁO
         Kết luận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19
 
        Ngày 23/7/2021, tại trụ sở Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bùi Văn Khánh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh chủ trì cuộc họp về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thành phố và triển khai một số nội dung phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới. Sau khi nghe báo cáo tóm tắt của Sở Y tế (cơ quan thường trực BCĐ tỉnh), về tình hình dịch bệnh COVID-19 tính đến hết ngày 22/7/2021, các hoạt động đã triển khai, nội dung triển khai phòng, chống COVID-19 trong thời gian tới và các ý kiến phát biểu thảo luận tại cuộc họp, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết luận như sau:
        I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
       Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới cũng như tại Việt Nam diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Nam đang bùng phát dịch lớn, đặc biệt là thành phố Hố Chí Minh. Tại khu vực miền Bắc, một số tỉnh, thành phố giáp ranh Hòa Bình như Hà Nội và một số tỉnh thành phố khác đã xuất hiện những ổ dịch cộng đồng, số lượng ca bệnh hàng ngày tăng lên nhanh chóng. Nguy cơ bùng phát dịch diện rộng đang rất cao. Tại tỉnh Hòa Bình (tính đến 8 giờ ngày 23/7/2021) ghi nhận 60 trường hợp dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Hiện có 15 trường hợp đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình; trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện trường hợp mắc COVID-19 có liên quan đến các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp và người về từ các tỉnh miền Nam. Trong thời gian vừa qua toàn bộ hệ thống chính trị tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt phòng chống dịch như:Tích cực chủ động rà soát, điều tra, truy vết, khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm phát hiện COVID-19 đối với các trường hợp liên quan đến ca mắc COVID-19; đã tiêm chủng phòng bệnh COVID-19 cho những người ở tuyến đầu phòng chống dịch bệnh, người thuộc 2 diện được ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ; công tác tuyên truyền phòng chống dịch được triển khai rộng rãi, ...tuy nhiên thực tế vẫn còn một số bộ phận người dân, cơ quan, doanh nghiệp có tình trạng chủ quan, lơ là, không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, một số biện pháp phòng chống dịch khác chưa được thực hiện tốt, nguy cơ lây lan trên diện rộng tại tỉnhtrong thời gian tới là rất lớn.
          II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẦN THỰC HIỆN KHẨN TRƯƠNG
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” để khẩn trương triển khai các nhiệm vụ cấp bách trong phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho nhân dân trong thời gian tới, hạn chế mức tối đa nguy cơ dịch bệnh lây lan trên diện rộng, đảm bảo mục tiêu vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan tập trung khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ sau:
        1. Về công tác đáp ứng với tình hình cấp bách hiện nay
      1.1. Công tác quản lý, giám sát người đi từ vùng dịch, các tỉnh, thành phố đang có ca bệnh cộng đồng đi qua, đến, về tỉnh Hòa Bình:
        a) Yêu cầu các huyện, thành phố: Kiểm soát chặt chẽ, triệt để người ra, vào địa bàn; rà soát, bắt buộc 100% các tổ dân phố, khu dân cư, thôn, xóm, làng, bản phải triển khai hoạt động Tổ COVID cộng đồng. Kiểm tra, đôn đốc, giám sát hoạt động của các Tổ COVID cộng đồng; phát huy vai trò của Bí thư chi bộ, Tổ trưởng dân phố, Công an viên trong quản lý, giám sát, theo dõi tình hình sức khỏe, việc khai báo y tế của người dân; các đối tượng cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà; các trường hợp trở về từ các địa phương có dịch; các trường hợp hết thời gian cách ly tập trung trở về địa phương; kiểm soát người ra/vào địa bàn. Hàng tuần, yêu cầu cấp xã báo cáo cấp huyện, cấp huyện báo cáo BCĐ tỉnh về kết quả hoạt động của Tổ COVID cộng đồng (gửi Sở Y tế để tổng hợp).
        b) Yêu cầu người đến, về tỉnh Hòa Bình phải thực hiện biện pháp phòng chống dịch như sau:
       - Thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm SARSCoV-2 ba lần vào ngày đầu tiên, ngày thứ 07 và ngày thứ 13 đối với người đi đến, về tỉnh Hòa Bình từ các điểm, vùng dịch theo thông báo của Bộ Y tế, người từ các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các vùng khác (người thuộc diện phải cách ly tập trung, phải xét nghiệm sẽ tự trả chi phí theo quy định).
        - Đối với người đi qua và những người không thuộc điểm, vùng dịch đã quy định trên đây đến làm việc tại tỉnh: Phải xuất trình được kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ đối với xét nghiệm Realtime RT-PCR hoặc 24 giờ đối với xét nghiệm Test nhanh kháng nguyên; trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm phải được lấy mẫu làm xét nghiệm Test nhanh SARS-CoV-2 tại các điểm chốt phòng chống dịch của tỉnh, cách ly tạm thời ngay trước khi lấy mẫu cho đến 3 khi có kết quả xét nghiệm (chi phí xét nghiệm do công dân tự chi trả theo quy định).
        c) Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ tình hình, diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn để tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid19 tỉnh dự kiến “luồng xanh” trên địa bàn tỉnh; quy định cụ thể về “Bộ phù hiệu” để điều phối các loại phương tiện vào, ra địa bàn tỉnh phù hợp với yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn, cài đặt phần mềm cấp mã QR CODE cho phương tiện lưu thông trên “luồng xanh” quốc gia và trên “luồng xanh” của tỉnh để rút ngắn thời gian làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát tại các chốt, trạm kiểm soát đối với lái xe, người áp tải hàng hóa khi có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 còn hiệu lực; phân luồng, nhận diện phương tiện từ xa, đảm bảo lưu thông nhanh nhất.
        d) Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thành lập, tổ chức triển khai các chốt kiểm soát, phòng chống dịch bệnh Covid -19 cấp tỉnh trên các tuyến giao thông đường bộ, cửa ngõ vào tỉnh Hòa Bình; đảm bảo hoạt động 24/24 giờ, kiểm tra, kiểm soát 100% người và phương tiện vào địa bàn tỉnh; các lực lượng liên ngành thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát trong quá trình thực thi nhiệm vụ phải bố trí đủ lực lượng, phương tiện cần thiết, tổ chức chia ca hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho lực lượng phục vụ công tác lâu dài.
        đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát các chợ đầu mối, chợ dân sinh trên địa bàn về công tác phòng chống dịch; chủ động rà soát, lập các chốt kiểm soát vùng giáp ranh với tỉnh bạn (nếu thấy cần thiết); tạo điều kiện thông thoáng cho “luồng xanh” của tỉnh; vận động, khuyến cáo các hộ kinh doanh không phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi ngay tại nhà hàng đối với lái xe, người trên các phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác, nhất là từ vùng có dịch khi lưu thông qua địa bàn tỉnh.
        g) Giao Sở Y tế bố trí cán bộ, đảm bảo dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để phối hợp các lực lượng liên quan tại các chốt kiểm soát, tổ chức xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với các lái xe, người áp tải hàng, người trên phương tiện, đảm bảo đủ giấy tờ phòng, chống dịch và đáp ứng thời gian lưu thông nhanh nhất.
        1.2. Về tổ chức công tác phòng chống dịch tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh:
        - Giao Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các địa phương liên quan chỉ đạo các Khu công nghiệp, các cơ sở nhà máy, cơ sở sản xuất trong các Khu công nghiệp có các biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là quản lý chặt chẽ lực lượng lao động đến từ các địa phương khác; yêu cầu các công ty, cơ sở sản xuất thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của các cấp và có phương án, kế hoạch sản xuất phù hợp ứng phó với tình hình diễn biến của dịch. Trong thời điểm cấp bách hiện nay, yêu cầu bố trí chỗ ăn, ngủ cho toàn bộ cán bộ và công nhân người ngoài địa phương thuộc tỉnh tại công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ để đảm bảo công tác phòng, 4 chống dịch. Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện toàn bộ các biện pháp phòng chống dịch trong công ty. Yêu cầu các công ty, cơ sở sản xuất phải bố trí cho người lao động làm việc theo ca, kíp phù hợp nhằm đảm bảo giãn cách trong sản xuất.
        - Yêu cầu Ban Quản lý các Khu công nghiệp, UBND các huyện, thành phố định kỳ thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho cán bộ, công nhân, người lao động tại đơn vị; hàng tháng báo cáo việc xét nghiệm sàng lọc tại doanh nghiệp, khu công nghiệp theo quy định (gửi Sở Y tế để tổng hợp).
         - Ban Quản lý các Khu công nghiệp và UBND các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Kiên quyết xử lý và cho dừng hoạt đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không thực hiện đúng quy định, không đảm bảo an toàn phòng chống dịch; công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. 1.3. Về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn, ổn định xã hội và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch
         a) Giao Công an tỉnh tiếp tục phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, các địa phương triển khai các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp; đảm bảo an ninh, an toàn tại các chốt kiểm soát phòng chống dịch, các điểm triển khai tiêm chủng vắc xin COVID-19 và các hoạt động phòng chống dịch khác.
          b) Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với ngành Công an thực hiện xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện dãn cách đúng quy định, không đeo khẩu trang ở nơi công cộng và không tuân thủ các quy định khác của các cấp có thẩm quyền về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
          c) Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo việc cung cấp nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá các mặt hàng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt đảm bảo tốt việc cung cấp hàng hoá cho các khu vực phải dãn cách, phong toả. Tăng cường kiểm tra các chợ, siêu thị, cơ sở kinh doanh buôn bán… thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch.
d) Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh tại địa phương, chủ động quyết định các phương án phòng, chống dịch trên địa bàn và phạm vi quản lý đảm bảo không để bùng phát và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
         2. Công tác tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch
         a) Giao Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình phối hợp các Sở, ngành liên quan, chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm túc thực hiện yêu cầu “5K” trong phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế; tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, lái xe, người đi trên phương tiện biết, chấp hành khi di chuyển phải có đầy đủ các loại giấy tờ liên quan đến 5 phòng, chống dịch Covid-19, nhất là giấy xét nghiệm Covid-19 còn hiệu lực, thẻ nhận diện phương tiện, khai báo y tế điện tử… để người dân chủ động chuẩn bị trước khi di chuyển.
         b) Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân tích cực sử dụng các ứng dụng khai báo y tế điện tử NCOVI, BLUZONE,.... Yêu cầu khai báo đầy đủ, trung thực.
         Yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện áp dụng khai báo điện tử đối với cán bộ, người dân. Xử lý nghiêm các trường hợp khai báo không đầy đủ, không trung thực.
          3. Chuẩn bị các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19
         a) Giao Sở Y tế xây dựng phương án xây dựng bệnh viện dã chiến, sử dụng các cơ sở y tế chuyển đổi trạng thái thành các cơ sở điều trị các bệnh nhân F0, các ca bệnh nặng và chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng trong tình huống có dịch bệnh bùng phát trên địa bàn tỉnh.
        b) Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng phương án trưng dụng tài sản của các cá nhân, doanh nghiệp để làm các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 khi các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh bị quá tải.

                       Quốc Văn (Nguồn: Thông báo số 5815/TB-VPUBND tỉnh HB)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

2
5
6
1
7
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập69
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm68
  • Hôm nay42,622
  • Tháng hiện tại194,007
  • Tổng lượt truy cập8,017,500
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1352 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1488 | lượt tải:187

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1517 | lượt tải:168

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1462 | lượt tải:167

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1468 | lượt tải:197
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây