NHỮNG PHẢN ỨNG CÓ THỂ XẢY RA ĐỐI VỚI TRẺ TỪ 5 - DƯỚI 12 TUỔI KHI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Thứ năm - 31/03/2022 22:59
NHỮNG PHẢN ỨNG CÓ THỂ XẢY RA ĐỐI VỚI TRẺ TỪ 5 - DƯỚI 12 TUỔI KHI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Theo các chuyên gia tiêm chủng vaccine và chuyên gia nhi khoa, tỷ lệ phản vệ sau tiêm vaccine phòng COVID-19 đối với nhóm trẻ 5 - dưới 12 tuổi khá thấp. Tuy nhiên, phụ huynh cần đề cao cảnh giác để phát hiện sớm bất thường...
PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, thông qua báo cáo trên thế giới, hầu hết trẻ 5 - dưới 12 tuổi sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 đều chỉ gặp các phản ứng thông thường. Một số trường hợp có phản ứng bất thường nhưng tỷ lệ rất nhỏ.
Theo phê duyệt của Bộ Y tế có 2 loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ trong nhóm tuổi này là: Vaccine Pfizer và Vaccine Moderna.
Đối với vaccine Pfizer, các phản ứng rất thường gặp khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi là: Đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm (> 80%), kiệt sức (> 50%), đau đầu (> 30%), tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm (> 20%), đau cơ và ớn lạnh (> 10%). "Phản ứng này cũng gây ra với đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi khi tiêm vaccine phòng COVID-19"- bà Hồng cho biết;
Các phản ứng rất thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5 - dưới 12 tuổi là: buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm;
Phản ứng ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm;
Đối với vaccine Moderna: các phản ứng rất thường gặp là: Sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (ví dụ: ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn/nôn, đau cơ, đau khớp,đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm.
Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/nôn mửa (29,3%), sưng/đau ở nách (27.0%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%), sưng tại vị trí tiêm và đau khớp;
Phản ứng thường gặp là : Tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm;
Phản ứng ít gặp là: Chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm;
Phản ứng hiếm gặp là: Giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da;
Phản ứng rất hiếm gặp là: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.
Tính tới ngày 15/3, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhà sản xuất, 66 quốc gia trên thế giới đã cấp phép lưu hành và sử dụng vaccine Pfizer cho trẻ em 5-11 tuổi.
Một số quốc gia đã triển khai tiêm điển hình là Mỹ, Australia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia. Nhiều quốc gia châu Âu cũng đã tiêm cả vaccine Pfizer và Moderna cho trẻ nhóm tuổi này.
Trẻ 5 - dưới 12 tuổi cần được theo dõi kỹ 3 ngày sau tiêm vaccine phòng COVID-19
Liên quan các phản ứng sau tiêm, TS Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi TW cho biết, thông qua kết quả thực nghiệm và triển khai trên thế giới, tình trạng này ở nhóm trẻ em 5 - dưới 12 tuổi không khác biệt nhiều với trẻ lớn và người trưởng thành.
Cụ thể, trẻ có thể gặp một số phản ứng tại chỗ như sưng, đau tại điểm tiêm nhưng biểu hiện thoáng qua và rất nhanh. Một số phản ứng toàn thân cũng được ghi nhận như mệt mỏi tương tự cúm hay sốt nhẹ trong vài ngày. Ngoài ra, tỷ lệ phản vệ sau tiêm vaccine ở nhóm trẻ 5 - 12 tuổi khá thấp.
Theo TS Hải, các khuyến cáo trước đó về việc theo dõi sau tiêm vaccine cần được đề cao và thực hiện sát sao hơn với trẻ 5 - dưới 12 tuổi. Cụ thể, chuyên gia nhấn mạnh phụ huynh không để trẻ một mình sau khi tiêm.
"Cha mẹ, người thân phải túc trực bên cạnh trẻ trong ít nhất 3 ngày sau tiêm. Trong thời gian này, chúng ta cần theo sát trẻ để nhận ra các phản ứng, đặc biệt liên quan tim mạch, phản ứng phản vệ hay tình trạng tương tự viêm đa cơ quan như phát ban, tổn thương niêm mạc. Đây là các dấu hiệu sớm để cảnh giác khi trẻ tổn thương những cơ quan khác" TS Đỗ Thiện Hải lưu ý.
Theo SK&ĐS
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

5
7
6
2
1
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập128
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm127
  • Hôm nay42,622
  • Tháng hiện tại191,832
  • Tổng lượt truy cập8,015,325
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1352 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1488 | lượt tải:187

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1517 | lượt tải:168

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1462 | lượt tải:167

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1468 | lượt tải:197
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây