PHÁT HIỆN NHIỀU TRƯỜNG HỢP NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ

Chủ nhật - 18/05/2025 09:45
Thực hiện kế hoạch hoạt động phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025 thuộc “Hoạt động chống dịch chủ động; phòng chống giun, sán năm 2025", trong tháng 4/2025, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hoà Bình điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng cho 446 người dân tại hai xã Thịnh Minh và Hợp Thành thuộc TP. Hoà Bình.
Theo đó, tại mỗi xã, đoàn công tác tiến hành thu hơn 200 mẫu phân của người dân để xét nghiệm tìm trứng giun đũa, giun tóc, giun móc/mó, giun kim, sán lá gan lớn ở người bằng phương pháp xét nghiệm phân Kato-Katz.
a
Cùng với đó, lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm ELISA xác định tỉ lệ dương tính với kháng thể kháng sán lá gan lớn, ấu trùng sán lợn và ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocura sp.); Đồng thời tiến hành phỏng vấn bộ câu hỏi KAP 150 người dân từ 15 tuổi trở lên có mang mẫu phân và lấy máu làm xét nghiệm về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh giun sán.
Kết quả xét nghiệm phân bằng phương pháp Kato-Katz cho biết tỷ lệ nhiễm giun sán chung ở 2 xã là 32,3%. Trong đó có 01 người nhiễm giun tóc; 06 người nhiễm giun móc; 138 người nhiễm sán lá gan nhỏ. Đối với những trường hợp nhiễm giun sán này, sẽ được Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cấp miễn phí thuốc điều trị bệnh.
Được biết, bệnh sán lá gan nhỏ là bệnh ký sinh trùng do sán lá gan nhỏ ký sinh ở đường mật trong gan gây nên những tổn thương đường mật, túi mật, các cơ quan khác với các bệnh lý tùy theo mức độ nhiễm, thời gian nhiễm.
Người nhiễm sán lá gan nhỏ khi ăn các thức ăn từ cá chưa được nấu chín có ấu trùng sán lá gan nhỏ còn hoạt động như gỏi cá, lẩu cá, cá muối, cá ngâm giấm, cá khô, cá hun khói... Mọi đối tượng đều có thể bị nhiễm sán lá gan nhỏ. Không có miễn dịch lâu dài và có thể dễ dàng tái nhiễm.
Đa số trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng lâm sàng hoặc có một số triệu chứng như:
- Rối loạn tiêu hóa: phân sống, đầy bụng, khó tiêu, ậm ạch, ăn nhiều mỡ đau tăng lên.
- Mệt mỏi, chán ăn, gầy sút.
- Đau tức hạ sườn phải và vùng gan, xuất hiện khi lao động nặng, đi lại hoặc khi sức khỏe giảm sút. Đôi khi có cơn đau gan điển hình và kèm theo vàng da, nước tiểu vàng, xuất hiện từng đợt, một số trường hợp bị sạm da.
- Gan có thể sưng to dưới bờ sườn, mềm, mặt nhẵn và tiến triển chậm, lúc này có thể đau điểm túi mật.
Để phòng bệnh sán lá gan nhỏ, cũng như các bệnh giun sán khác, người dân cần định kỳ uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm, đặc biệt không ăn gỏi cá và các loại thực phẩm chế biến từ cá chưa nấu chín. Không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế xuống các nguồn nước. Định kỳ tẩy sán cho chó, mèo, lợn.
Thu Hương (CDC Hoà Bình)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

5
2
4
1
7
6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay3,607
  • Tháng hiện tại142,032
  • Tổng lượt truy cập9,298,528
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1614 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1841 | lượt tải:263

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1850 | lượt tải:235

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1703 | lượt tải:238

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1689 | lượt tải:273
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây