TỰ PHÒNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VỚI CÁC HƯỚNG DẪN SAU

Thứ hai - 13/05/2024 22:09
Tăng huyết áp (hay còn gọi là cao huyết áp) là bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, với những biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch khác. Những hướng dẫn giúp phòng ngừa tăng huyết áp sẽ giúp người bệnh có thể đẩy lùi tình trạng bệnh lý này.
1. Dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp
Đa số người mắc bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng gì và phần lớn người tăng huyết áp thậm chí còn không biết mình bị bệnh. Các triệu chứng tăng huyết áp thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Vì vậy tăng huyết áp còn được biết đến với tên gọi ‘kẻ giết người thầm lặng”.
Các triệu chứng của tăng huyết áp rất phức tạp và nặng nhẹ khác nhau, biểu hiện tùy thuộc theo thể trạng của từng người. Những dấu hiệu hay gặp của tăng huyết áp là: Choáng váng, nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, khó thở, đau tức ngực, hồi hộp, đỏ mặt, buồn nôn. Khi có các dấu hiệu kể trên cần đến các cơ sở y tế để được khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời.
2. Phòng bệnh tăng huyết áp
Kiểm tra huyết áp thường xuyên là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. Mọi người cần thường xuyên kiểm tra huyết áp thông qua khám sức khỏe định kỳ hoặc qua các lần đi khám, kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế... Các máy đo huyết áp điện tử cá nhân là một công cụ hiệu quả giúp người đã mắc tăng huyết áp và người có nguy cơ mắc bệnh để thường xuyên kiểm tra tình trạng huyết áp của mình và của các thành viên trong gia đình.
Bệnh tăng huyết áp có thể được phòng ngừa hiệu quả và duy trì ở mức lý tưởng 120/80 mmHg nhờ các biện pháp tích cực thay đổi lối sống lành mạnh như:
  • Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối/ngày); tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. Tích cực giảm cân (nếu quá cân).
  • Hạn chế uống rượu, bia.
  • Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
  • Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: Tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
  • Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.
Người bị bệnh tăng huyết áp cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm. Bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như trên, bệnh nhân cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc để duy trì huyết áp ổn định, giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.
a Kiểm tra huyết áp cho người bệnh tại Trạm Y tế xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn

Kim Tuất (CDC Hòa Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

4
1
7
6
2
5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm39
  • Hôm nay14,475
  • Tháng hiện tại21,832
  • Tổng lượt truy cập8,080,247
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1367 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1503 | lượt tải:194

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1545 | lượt tải:174

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1475 | lượt tải:171

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1480 | lượt tải:202
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây