BỊ NGỘ ĐỘC DO UỐNG RƯỢU  NGÂM CỦ CÂY THƯƠNG LỤC

Thứ ba - 22/06/2021 21:51
BỊ NGỘ ĐỘC DO UỐNG RƯỢU  NGÂM CỦ CÂY THƯƠNG LỤC
                        05 BỆNH NHÂN BỊ NGỘ ĐỘC DO UỐNG RƯỢU
                                  NGÂM CỦ CÂY THƯƠNG LỤC
        Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình kích hoạt hệ thống Báo động đỏ của bệnh viện để cấp cứu 05 bệnh nhân ngộ độc do uống rượu ngâm với cây Thương Lục.
Các bệnh nhân là công nhân, nhập viện với các triệu chứng giống nhau như: tê lưỡi, đau bụng dữ dội, nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi, khó thở…Qua khai thác nhanh, cách đó khoảng 1 giờ, các bệnh nhân cùng ăn cơm, có uống rượu ngâm với củ của một loại cây mà theo họ đó là sâm và rượu được mang ra uống lần đầu tiên kể từ khi ngâm.
       Đội ngũ các y, bác sỹ nhận định nguyên nhân gây ngộ độc tập thể qua đường ăn uống và chất gây ngộ độc nghĩ nhiều đến do rượu ngâm. Bằng việc kích hoạt hệ thống Báo động đỏ, các thầy thầy thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã huy động tối đa nhân lực để cấp cứu người bệnh. Mục tiêu trước mắt là dùng các biện pháp đào thải nhanh nhất chất độc ra khỏi đường tiêu hóa của các bệnh nhân bằng: gây nôn, rửa dạ dày, nhuận tràng, truyền dịch.
TS. Hoàng Công Tình – Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc, BVĐK tỉnh cho biết: “Song song với việc cấp cứu các bệnh nhân, chúng tôi cần nhanh chóng tìm nguyên nhân gây độc. Người nhà của bệnh nhân đã mang rượu mà các bệnh nhân đã uống và loại cây mà họ đã sử dụng củ để ngâm rượu đến bệnh viện. Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tra cứu tài liệu, nhận định đây là cây Thương Lục, tên khoa học là Phytolacca acinosa Roxb. Củ và rễ của loại cây này rất giống nhân sâm.
        Theo tài liệu viết, cây Thương Lục là loại cây có độc chất ở tất cả các bộ phận (rễ, củ, quả, lá). Khi ăn phải loại chất độc này sẽ có các triệu chứng: tê môi – lưỡi, đau bụng, nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi, giãn đồng tử, tăng tiết dịch đường thở, co giật. Nếu ngộ độc nặng hoặc không được cấp cứu kịp thời có thể bị suy hô hấp, hôn mê hoặc tử vong. Củ và rễ của cây Thương Lục rất giống với nhân sâm, khi ngâm rượu cũng có mùi thơm như nhân sâm nên rất dễ nhầm lẫn”.
Đối với các bệnh nhân nói trên, sau 02 ngày điều trị và chăm sóc tại bệnh viện, các bệnh nhân đã hết các triệu chứng lúc ban đầu nhập viện và xin xuất viện về chỗ trọ để tiếp tục theo dõi sức khỏe.
         Khi không may bị ngộ độc với bất kỳ thành phần nào của cây Thương Lục, cần nhanh chóng loại bỏ chất độc ra đường tiêu hóa, đồng thời nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được các y, bác sỹ điều trị và theo dõi sức khỏe.




















Các y, bác sỹ BVĐK tỉnh đang cấp cứu cho bệnh nhân


















Hình ảnh lá và củ của cây Thương Lục

Minh Thủy (CDC Hòa Bình)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
2
5
4
1
6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay9,741
  • Tháng hiện tại245,614
  • Tổng lượt truy cập5,876,193
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 440 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 530 | lượt tải:85

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 632 | lượt tải:82

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 623 | lượt tải:94

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 761 | lượt tải:125
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây