XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC KHÔNG KHÓI THUỐC

Thứ ba - 31/10/2023 05:11
Hiện nay, trong toàn tỉnh có hơn 35.000 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể với hơn 50.000 lao động tham gia sản xuất kinh doanh. Trong đó, số người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động chiếm khoảng 30%.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp tập trung chủ yếu tại các đơn vị khai thác, chế biến đá, khai thác khoáng sản. Riêng ngành y tế tại các đơn vị khám chữa bệnh như kỹ thuật viên chụp X-Quang, nhân viên y tế trực tiếp khám, chăm sóc bệnh nhân lao, viêm gan…
Bệnh nghề nghiệp là một bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Đối với công nhân, người lao động hút thuốc lá làm việc trong các nhà máy, xưởng sản xuất, các ngành nghề có tiếp xúc với than, silicat, các loại hạt hay bụi bông trong ngành dệt may, khai thác mỏ, nông nghiệp, xay xát lúa… hay những nơi làm việc có chất gây dị ứng như platinum … sẽ rất dễ mắc các bệnh viêm phế quản mạn tính; bệnh hen suyễn; nghiêm trọng hơn, những công nhân tiếp xúc với khói diesel, các chất trong sản xuất công nghiệp (asbestos, random, arsenic..) mà hút thuốc lá sẽ rất dễ bị ung thư.
Biết được các tác hại không nhỏ của khói thuốc lá đến sức khỏe của người lao động, các đơn vị, doanh nghiệp, xưởng sản xuất đã từng bước triển khai công tác vệ sinh lao động phòng chống bệnh nghề nghiệp, đặc biệt xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá. Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp đã được các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt. Đặc biệt là việc đẩy mạnh hoạt động tăng cường thực thi luật phòng chống tác hại thuốc lá nhất là trong môi trường làm việc. Trong đó tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên của các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường công tác thông tin, truyền thông về tác hại của thuốc lá đến người lao động; tiếp tục triển khai thực hiện công tác giám sát môi trường lao động; quản lý công tác khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị sản xuất có sử dụng công nhân lao động trực tiếp.
Bên cạnh đó, việc quản lý và triển khai các hoạt động tăng cường thực thi luật phòng, chống tác hại thuốc lá vẫn còn gặp không ít khó khăn. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu sự hợp tác trong việc thực hiện luật và công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; ý thức của người lao động chưa cao; các hình thức xử phạt chưa được thực thi… Trước tình hình đó, các Doanh nghiệp, đơn vị cơ quan, đoàn thể phối hợp với ngành y tế tỉnh Hòa Bình luôn tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá nhất là trong lực lượng đoàn viên thanh niên. Nhằm thu hút sự quan tâm, tăng cường trách nhiệm và tạo sự chuyển biến trong nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi hưởng ứng tích cực chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, xưởng sản xuất trên địa bàn tỉnh để hạn chế đến mức tối đa người lao động mắc bệnh nghề nghiệp liên quan đến tác hại của thuốc lá./.

a
Kỹ thuật viên chụp Xquang tại Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi

Hồng Dung – CDC Hòa Bình

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

6
4
2
7
5
1
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập91
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm79
  • Hôm nay9,366
  • Tháng hiện tại327,812
  • Tổng lượt truy cập5,958,391
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 458 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 553 | lượt tải:89

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 655 | lượt tải:83

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 640 | lượt tải:96

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 775 | lượt tải:127
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây