SỮA MẸ - NGUỒN DINH DƯỠNG HOÀN HẢO CHO CON

Thứ năm - 01/08/2019 04:50
SỮA MẸ - NGUỒN DINH DƯỠNG HOÀN HẢO CHO CON
SỮA MẸ - NGUỒN DINH DƯỠNG HOÀN HẢO CHO CON
SỮA MẸ - NGUỒN DINH DƯỠNG HOÀN HẢO CHO CON

Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ hấp thu và có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ bú mẹ ít mắc các bệnh tiêu chảy, viêm phổi và một số bệnh khác so với trẻ không được bú mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín.
Những lợi ích vàng của sữa mẹ
Lợi ích đối với trẻ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trẻ trong 6 tháng đầu. Thúc đẩy sự phát triển cơ thể trẻ. Kích thích sự phát triển của não. Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp. Dễ tiêu hóa, sử dụng hiệu quả. Cung cấp đầy đủ nước cho trẻ trong 6 tháng đầu. Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp.
Lợi ích đối với bà mẹ: Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp xổ rau và tránh mất máu cho mẹ. Trẻ bú mẹ kích thích co hồi tử cung tốt. Cho trẻ bú ngay và thường xuyên kích thích tăng cường sản xuất sữa và phòng cương tức sữa cho mẹ. Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao (tiết kiệm chi phí). Giúp tăng cường tình cảm mẹ con. Tốt cho sức khỏe của mẹ (giảm thiếu máu, phòng ung thư vú, cổ tử cung). Chậm có kinh trở lại, chậm có thai lại.
 Sự khác nhau giữa các loại sữa
Sữa mẹ:
Sữa non: Là loại sữa mẹ đặc biệt, được tiết ra trong 3 ngày đầu sau đẻ. Sữa non sánh đặc, có màu  vàng nhạt hoặc trong. Sữa non chứa nhiều đạm hơn sữa trưởng thành.
Sữa non
Đặc tính Tầm quan trọng  
Giàu kháng thể Giúp phòng chống dị ứng và nhiễm khuẩn  
Nhiều tế bào bạch cầu Giúp phòng chống nhiễm khuẩn  
Có tác dụng xổ nhẹ Đào thải phân su
Giảm mức độ vàng da
 
 
Nhiều yếu tố tăng trưởng giúp cho đường ruột của trẻ tiếp tục hòan thiện sau sinh Giúp cho ruột trưởng thành  
Phòng chống dị ứng, không dung nạp thức ăn khác  
 
Giàu vitamin A Giảm mức độ nặng khi bị nhiễm khuẩn  
Trẻ được bú sữa non trong những bữa bú đầu tiên là rất quan trọng, đặc biệt trong vòng 1 giờ đầu  sau sinh. Sữa non đã có sẵn trong vú ngay khi trẻ sinh ra. Không nên cho trẻ bất cứ thức ăn, nước uống nào trước khi trẻ bắt đầu bú mẹ.
Sau vài ngày (khoảng 3-4 ngày) sữa non chuyển sang sữa trưởng thành. Số lượng sữa nhiều hơn  làm 2 bầu vú bà mẹ đầy, căng cứng. Người ta gọi đâylà hiện tượng "xuống sữa".
 Sữa đầu bữa: Là sữa được tiết ra đầu bữa bú của trẻ. Sữa đầu bữa có màu hơi xanh, số lượng nhiều  và cung cấp nhiều đạm, đường, nước và các chất dinh dưỡng khác. Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ cần  bú mẹ là đủ, không cần uống thêm nước, ngay cả khi thời tiết nóng. Nếu cho trẻ uống nước thì trẻ  sẽ giảm bú mẹ.
Sữa cuối bữa: Là sữa được tiết ra cuối bữa bú của trẻ. Bầu vú mẹ lúc này đã hết căng. Sữa cuối  bữa có màu trắng vì chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa. Chất béo cung cấp nhiều năng lượng  cho trẻ giúp trẻ lớn nhanh hơn, vì vậy điều quan trọng là cần để trẻ bú đến hết sữa cuối, không để  trẻ nhả vú sớm hay mẹ chuyển bên sớm quá.
Đáp ứng nhu cầu năng lượng từ sữa mẹ: Trong 6 tháng đầu sau đẻ, bú mẹ hoàn toàn đáp ứng đủ  nhu cầu dinh dưỡng và nước cho trẻ. Từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Cụ thể: từ 6-12 tháng tuổi sữa mẹ cung cấp 70% nhu cầu năng lượng và từ 1-2 tuổi  sữa mẹ cung cấp 30-40% nhu cầu năng lượng. Vì vậy, tất cả trẻ từ 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ đều  cần được ăn bổ sung. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là một nguồn năng lượng quan trọng và cung cấp các chất dinh dưỡng có chất lượng cao cho trẻ trên 6 tháng tuổi nên cần duy trì tới khi có thức ăn thay thế đầy đủ sữa mẹ.
* Sữa công thức (sữa bột): được chế biến từ nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm: sữa động vật, đậu nành và dầu thực vật. Mặc dù các loại sữa này đã được điều chỉnh, chế biến để cho giống sữa  mẹ, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu của trẻ nhỏ.
So sánh sữa mẹ với một số loại sữa khác
Đặc điểm Sữa mẹ Sữa bò tươi Sữa đặc có đường  
Nhiễm vi khuẩn Không Có thể Có thể khi pha  
Kháng thể Không có hoặc có ít Không có  
Yếu tố phát triển Có nhưng ít phù hợp Có nhưng rất ít phù hợp  
 
Đạm Số lượng đủ, dễ tiêu hóa Quá nhiều, Khó tiêu hóa Một phần quá ít  
 
Chất béo Đủ các axit béo cần thiết, có men lipaza để tiêu hóa mỡ Không đủ các axit béo cần thiết. Không có men lipaza Không đủ các axit béo cần thiết. Không có men lipaza  
Sắt Số lượng ít, hấp thu tốt Số lượng ít, hấp thu không tốt Cho thêm, hấp thu không tốt  
Vitamin Số lượng ít, hấp thu tốt Có thể đủ vitamin A và C nhưng hấp thu kém Cho thêm  
 
 
Nước Đủ Cần thêm Cần thêm  
Cho trẻ bú như thế nào là đúng và đủ?
Bắt đầu cho trẻ bú ngay trong 1 giờ đầu sau khi sinh. Việc cho bú ngay sau sinh giúp trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng cần nhất cho trẻ mới ra đời, giúp co hồi tử cung, tránh mất máu mẹ và giúp mẹ bài tiết sữa sớm.
Không nên cho trẻ ăn những thức ăn hay đồ uống khác, đặc biệt là sữa ngoài (sữa bột) và không cho trẻ bú bình trong khi sữa chưa về. Nếu trẻ ăn các thức ăn hay đồ uống khác thay thế sữa mẹ sẽ làm mẹ giảm tiết sữa và làm cho bà mẹ không đủ sữa nuôi con, có thể trẻ cũng chọn sữa công thức mà không chịu bú mẹ .
Trẻ cần được bú theo nhu cầu, thường xuyên như trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm. Số lần bú khoảng 8-  12 lần trong 24 giờ phụ thuộc vào kích cỡ dạ dày của trẻ.
Kích cỡ dạ dày của trẻ: thể tích dạ dày của trẻ mới sinh như sau: 1-2 ngày: 5-7ml (quả nho); 3-4  ngày: 22-27ml (quả chanh) và 10 ngày: 60-80ml (quả trứng gà).
Trẻ càng bú nhiều, mẹ càng tiết nhiều sữa. Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm  bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối giàu dinh dưỡng.
Dấu hiệu trẻ đòi bú mẹ:
  - Xoay xở, không nằm yên.
  - Há miệng và quay đầu sang hai bên.
  - Đưa lưỡi ra vào.
  - Mút ngón tay hoặc mút nắm tay.
Mỗi lần cho trẻ bú kéo dài chừng nào trẻ còn muốn bú cho đến khi trẻ tự nhả vú ra. Nếu một lần bú kéo dài hơn nửa tiếng hoặc các lần bú quá gần (các lần chỉ cách nhau 1-1,5 tiếng) là dấu hiệu trẻ không được ngậm bắt vú đúng và bú không có hiệu quả, cần kiểm tra đánh giá lại.
Nếu trẻ đi tiểu ít nhất 6 lần trong vòng 24 giờ, đó là dấu hiệu của bú mẹ đủ (trong 2 ngày đầu khi  bú sữa non thì chỉ làm ướt 1-2 tã/ngày). Nếu không, cần cho bú mẹ thêm hoặc kĩ thuật cho bú cần được xem xét lại có đúng hay không.
Khi trẻ bị ốm (bệnh), vẫn tiếp tục cho trẻ bú, cần cho bú thường xuyên hơn và lâu hơn.
Không nên cho trẻ bú bình. Nếu trẻ bú bình trước khi bú mẹ lần đầu thì trẻ khó có thể mút vú có  hiệu quả. Thậm chí những trẻ đã bú mẹ trong vài tuần sau đẻ rồi bú bình, đến khi bú mẹ lại vẫn có thể bú không hiệu quả.
Tư thế bú đúng
Tư thế:
  - Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn.
  - Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một được thẳng.
  - Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.
  - Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú.
Cách ngậm bắt vú đúng:
  - Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.
  - Miệng trẻ mở rộng.
  - Môi dưới hướng ra ngoài.
  - Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc hướng dẫn bú đúng cách cho sản phụ sau sinh
Chăm sóc nguồn sữa mẹ
Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần có thêm năng lượng để tạo sữa, có thời gian để nghỉ ngơi, lao động vừa phải. Bà mẹ cần được ăn, uống nhiều hơn bình thường, không  kiêng khem quá mức. Nên hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị, không uống rượu, cà phê, và hút thuốc lá.
Bà mẹ ăn uống đầy đủ, đủ chất sẽ có đủ sữa và chất lượng sữa tốt cho con bú. Chú ý ăn thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, lạc  vừng, rau xanh và quả chín.
Nên ăn nhiều bữa và ăn nhiều hơn bình thường.
Uống nhiều nước (1.5 đến 2 lít/ngày) vì cơ thể cần nhiều nước cho sự tiết sữa.  Không nên ăn các loại thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, hành tỏi).
Chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của cán bộ y tế.
Sau 6 tháng tránh thai tự nhiên, người phụ nữ có thể sử dụng một biện pháp tránh thai, nhưng không  nên sử dụng thuốc uống tránh thai có Estrogen. Thay vào đó, có thể sử dụng thuốc có Progestogen vì không ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Trẻ cần  được bú sữa non, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn  toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

1
7
4
6
2
5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay8,259
  • Tháng hiện tại244,132
  • Tổng lượt truy cập5,874,711
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 440 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 530 | lượt tải:85

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 632 | lượt tải:82

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 623 | lượt tải:94

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 761 | lượt tải:125
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây