CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TÂM THẦN - NHỮNG NGƯỜI YẾU THẾ TRONG XÃ HỘI

Thứ ba - 13/12/2022 21:58
Nói như ông Đỗ Anh Chiến - Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Hòa Bình thì: "Họ chính là những người yếu thế trong xã hội". Cái yếu thế của họ không phải vì sự thiếu thốn về vật chất mà họ chính là những người bị rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý hay nói cách khác dễ hiểu hơn họ chính là những người mắc bệnh tâm thần.  
                  Bệnh tâm thần để lại hậu quả nặng nề cho bản thân, gia đình và cộng đồng về kinh tế cũng như tâm lý xã hội. Có những bệnh nhân tàn phế mãn tính thường có những hành vi: đập phá có tính chất nguy hại cho cộng đồng. Thậm chí đã có bệnh nhân do không làm chủ được bản thân đã giết chết vợ mình hoặc chặt đứt cánh tay vợ, hành vi thường thấy là họ thường rất dễ kích động, họ có thể đánh người, đập phá bất cứ thứ gì khi lên cơn bệnh... nhiều người trong số họ gia đình đã phải xích, nhốt vào cũi để đảm bảo an toàn cho chính bệnh nhân và những người trong gia đình. Còn những bệnh nhân nhẹ hơn thì có những người hay ngồi một chỗ nhìn mặt trời hoặc đi lang thang, song họ vẫn nhớ nhà để trở về... Hành vi của họ không gây hại cho bất cứ ai hay xã hội.
Bệnh nhân Phạm Văn K - sinh năm 1948, thường trú tại xã  Phú Nghĩa - huyện Lạc Thủy. Ông bị phát bệnh tâm thần năm 2014, dù gia cảnh rất khó khăn nhưng gia đình đã đưa ông đi điều trị nhiều nơi như: Bệnh viện Tâm thần Trung ương I và BVĐK tỉnh. Tuy nhiên bệnh tình không thuyên giảm, sau đó gia đình đã đưa ông tới Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh và được giới thiệu tiếp tục đến điều trị ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương I và được duy trì từ đó tới nay.
Do căn bệnh hành hạ nên ông không ngủ được, ngày không muốn ăn, lúc nào cũng ám ảnh chuyện chiến tranh, nhất là về đêm. Những tháng ngày ông tham gia kháng chiến lại ùa về, những cảnh chém giết khốc liệt của thời chiến thì ông nhớ rất tường tận, song chuyện hiện tại, chuyện con cháu sinh sống và học hành ra sao ông đều không nhớ. Ông đã nói với chúng tôi trong nước mắt: "Cho tôi uống thuốc gì cũng được miễn là tối đừng đánh nhau nữa". Vì thế để ông có được một giấc ngủ ngon đêm nào vợ ông cũng phải cho ông uống thuốc ngủ.
          Còn đối với bệnh nhân Dương Ngọc V - sinh năm 1971, thường trú tại Thôn Gốc Sanh - xã Phú Nghĩa - huyện Lạc Thủy. Anh V bị mắc bệnh từ năm 1994. Sau một trận ốm, sốt cao nhưng gia đình đưa đến cơ sở y tế muộn nên từ lúc đó anh có biểu hiện: nói nhảm, tự dưng thấy buồn nên bỏ nhà lên núi ở 2 ngày, thỉnh thoảng nhìn lên trời và chửi. Vì lúc đó anh có cảm giác lúc nào cũng có người khác đang chửi mình. Ban đầu anh đi lang thang rất xa nhà, đi gần nhất là về quê cách nhà vài km, xa nhất là đi bộ tới Nam Định. Sau khi phát hiện ra bệnh tình của anh, gia đình đã cho anh đi khám và điều trị thuốc nhưng sau một thời gian thấy bệnh tình thuyên giảm, hơn nữa đi lấy thuốc xa, không thuận tiện nên gia đình lơ là không cho anh V duy trì uống thuốc. Vì thế bệnh tình anh bị tái phát lại và có chiều hướng nặng hơn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có tổng số 2.929 bệnh nhân tâm thần – động kinh – trầm cảm đang được quản lý và điều trị. Trong đó có 143 đối tượng đã được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội Hòa Bình.
Những bệnh nhân đến điều trị và chăm sóc tại Trung tâm Công tác xã hội Hòa Bình là những bệnh nhân nặng. Đây là những bệnh nhân đã được uống thuốc mà bệnh tình không thuyên giảm, hành vi của họ có thể gây hại cho cộng đồng và chính bản thân họ. Có những bệnh nhân khi mới tiếp nhận đến Trung tâm đã có hành vi đánh bảo vệ, thậm chí 4 người giữ cũng không được. Điều đáng mừng là qua thời gian được điều trị và chăm sóc bệnh tình của họ đã dần thuyên giảm và đặc biệt là không còn gây hại cho chính bản thân và những người bệnh đang cùng điều trị.
Chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân tâm thần là việc làm cần thiết vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm, vừa là vấn đề nhân văn trong xã hội. Bởi họ... những bệnh nhân tâm thần không được phát hiện sớm họ chỉ có thể ổn định chứ không thể hoàn toàn khỏi như những căn bệnh khác. Vì vậy việc bệnh tình của họ có thể ổn định hay không phần lớn là sự quan tâm giúp đỡ về chuyên môn, về thuốc điều trị của các cơ quan chức năng, mặt khác họ rất cần được sự quan tâm, chăm sóc của những người thân trong gia đình, của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng giúp họ như: Uống thuốc đúng giờ theo quy định;  Tránh kỳ thị và phân biệt đối xử; Động viên và nâng đỡ người bệnh và gia đình người bệnh; Giúp tìm kiếm việc làm; Tìm hỗ trợ tài chính; Bảo vệ và phân xử theo hướng có lợi cho người bệnh… có như vậy, họ mới không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội./.
ảnh

ảnh

Minh Thủy (CDC Hòa Bình)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

5
2
6
7
1
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay8,248
  • Tháng hiện tại239,293
  • Tổng lượt truy cập5,869,872
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 440 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 529 | lượt tải:85

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 632 | lượt tải:82

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 623 | lượt tải:94

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 760 | lượt tải:125
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây