BỆNH TIM MẠCH VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Thứ hai - 19/09/2022 03:27
Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn cả bệnh ung thư, dù là ở các nước đã hay đang phát triển. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh tim mạch:
Theo các chuyên gia tim mạch hàng đầu trên thế giới cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến trái tim bị mắc bệnh, trong đó, nhiều yếu tố xuất phát từ lối sống sinh hoạt kém lành mạnh của người bệnh. Bao gồm: Hút thuốc, béo phì, ít vận động, căng thẳng (stress), chế độ ăn nhiều muối, chất béo, rượu bia, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường...

Cách nhận biết bệnh tim mạch:
Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường có diễn biến âm thầm và có thể để lại những di chứng nặng nề, thậm chí tử vong nếu phát hiện bệnh muộn, không can thiệp kịp thời. Vì vậy, nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tim là chìa khoá quan trọng bảo vệ sự sống. Bệnh tim mạch rất đa dạng biểu hiện với nhiều hình thái khác nhau Trong đó hay gặp là người bệnh thấy : Đau tức ngực, cảm giác bị đè nặng ngực, khó thở; Mệt mỏi, khó có thể gắng sức được; Chóng mặt, ngất xỉu; Buồn nôn, chán ăn, khó tiêu, đau dạ dày; Vã mồ hôi...

Cách phòng bệnh tim mạch:
Kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách tốt để phòng bệnh tim mạch
Để phòng tránh bệnh tim mạch, Liên đoàn Tim mạch Thế giới đã đưa ra 10 lời khuyên để bảo vệ trái tim cho bạn, gia đình bạn và cộng đồng:
1. Chế độ ăn uống hợp lý, khẩu phần ăn có nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế ăn các chất béo bão hòa. Không nên ăn mặn.
2. Tập thể dục thường xuyên: mỗi ngày tập từ 30 - 60 phút sẽ giúp phòng chống các bệnh lý tim mạch và sức lao động sẽ được cải thiện hơn.
3. Không hút thuốc lá, thuốc lào vì hút thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân trực tiếp gây nhồi máu cơ tim, đột qụy và nhiều bệnh lý tim mạch khác.
4. Duy trì cân nặng hợp lý, cần giảm cân (nếu thừa cân) sẽ làm giảm huyết áp, giảm các biến cố do bệnh lý tim mạch gây nên.
5. Nên khám sức khỏe định kỳ để biết được số huyết áp động mạch, hàm lượng đường trong máu, chỉ số vòng eo/vòng mông, chỉ số khối cơ thể (BMI).
6. Hạn chế uống rượu, bia:  vì uống nhiều rượu, bia làm huyết áp tăng và trọng lượng của bạn cũng tăng lên.
7. Tạo môi trường sạch sẽ, không có khói thuốc ở gia đình và công sở.
8. Cần có thời gian thư giãn, tập luyện nhẹ nhàng (nếu có thể) ngay tại chính nơi mình làm việc.
9. Tại nơi công sở cũng cần tránh ăn uống quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn hay các loại thức ăn nhanh.
10. Tránh căng thẳng, lo âu quá mức. Hãy cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc đoàn kết, lành mạnh và hiệu quả.

ảnh
Bác sĩ khoa Nội tim mạch, bệnh viện Đa khoa tỉnh siêu âm tim cho bệnh nhân

Thuỳ Dung (CDC Hoà Bình)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

6
7
2
1
5
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay3,720
  • Tháng hiện tại141,415
  • Tổng lượt truy cập8,199,830
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1536 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây