CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Thứ sáu - 14/10/2022 10:41
Với mục tiêu kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định 3079/QĐ-BYT ngày 21/8/2008 của Bộ Y tế về quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống làm công tác bảo hộ lao động trong các cơ sở y tế. Từ đó hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
Trong quý III/2022 khoa Sức khoẻ môi trường - Y tế trường học - Bệnh nghề nghiệp (SKMT - YTTH – BNN), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã giám sát công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2022 tại 16 cơ sở sản xuất, kinh doanh và 10 Trung tâm Y tế các huyện, thành phố.
Qua đánh giá chung kết quả giám sát: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: Một số các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động. Tổ chức bộ máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động, xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, lập hồ sơ vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe người lao động và thực hiện báo cáo Y tế lao động theo quy định. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tốt là: Công ty TNHH Doosung Tech Việt Nam; Công ty CP Môi trường công nghệ cao Hòa Bình, Công ty Nhựa Lạc Sơn; công ty cổ phần may Slife và công ty cổ phần Lạc Thủy.
Bên cạnh đó vẫn còn hạn chế, tồn tại như:  Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa nắm được công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, chưa nhận thức đúng vị trí, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của công tác này. Vì vậy, chưa nghiêm túc, tự giác thực hiện các quy định về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động. Tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh cán bộ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế theo chế độ kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn chưa đúng theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động (chưa có chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động, có phòng y tế nhưng chưa thành lập bộ phận y tế; có trang bị túi, tủ sơ cấp cứu nhưng chưa thành lập, huấn luyện lực lượng sơ cấp cứu …).
Đối với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố qua đánh giá kết quả thực hiện  việc quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe cho nhân viên Y tế tại đơn vị: Đa số Trung tâm Y tế các huyện, thành phố đã tổ chức hệ thống làm công tác bảo hộ lao động tại đơn vị: thành lập hội đồng bảo hộ lao động, phân công phụ trách y tế cơ quan; thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và có các biện pháp giảm thiểu yếu tố có hại phòng chống bệnh nghề nghiệp tại đơn vị.
Về công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phân công quản lý: Đa số các Trung tâm Y tế huyện, thành phố đã thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động và có danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phân công quản lý. Thực hiện kiểm tra, giám sát và hướng dẫn hỗ trợ y tế cơ quan quản lý sức khỏe cho người lao động. Tổ chức thông tin giáo dục truyền thông và thực hiện thống kê báo cáo theo quy định.
Qua đó, Sở Y tế có văn bản đề nghị Hội đồng An toàn vệ sinh lao động, Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh lao động cấp huyện bổ sung các đơn vị chuyên môn phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra. Sở Y tế có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại đơn vị. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở Y tế. Tại Trung tâm Y tế các huyện, thành phố: Triển khai thực hiện các hoạt động về bảo hộ lao động tại đơn vị: thành lập hội đồng bảo hộ lao động, phân công rõ trách nhiệm của các thành viên. Thực hiện lập hồ sơ vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu yếu tố có hại tại nơi làm việc. Cử cán bộ chuyên trách tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động. Tổ chức, phối hợp cùng Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh: Thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp theo Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản liên quan

Một số hình ảnh tại các buổi giám sát:

ảnh

ảnh
                              
ảnh

ảnh

Thuỳ Dung (Nguồn Khoa SKMT - YTTH – BNN)

                                       

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
2
6
4
1
5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay3,805
  • Tháng hiện tại141,500
  • Tổng lượt truy cập8,199,915
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1536 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây