BỆNH BẠCH HẦU VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

Thứ ba - 09/07/2024 04:48
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B. Bệnh gây ra do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố (Corynebacterium diphtheriae). Bệnh bạch hầu lưu hành trên toàn cầu, hay gặp là các ca bệnh tản phát hoặc các vụ dịch nhỏ, chủ yếu ở nhóm dưới 15 tuổi không được tiêm vắc xin.
Sức đề kháng của vi khuẩn bạch hầu ở ngoài cơ thể rất cao, chịu được khô lạnh, đặc biệt khi được chất nhày bảo vệ. Trên đồ vải như chăn, màn, quần áo, gối có thể sống được 30 ngày; trên cốc, chén, thìa, bát đũa, đồ chơi có thể sống được vài ngày; trong sữa, nước uống sống 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần.
Vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với các yếu tố lý, hoá. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vi khuẩn sẽ bị giết chết sau vài giờ. Nhiệt độ 58 độ C sống được 10 phút và bị giết chết nhanh chóng ở nhiệt độ sôi. Vi khuẩn cũng dễ bị tiêu diệt bởi các hoá chất khử trùng thông thường.
Đường lây truyền
Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Người bệnh và người lành mang trùng vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh, trong đó người lành mang trùng đóng vai trò duy trì nguồn truyền nhiễm ở cộng đồng, điều này giải thích bệnh bạch hầu có thể đột nhiên xảy ra ở những nơi mà trước đó không thấy có ca bệnh xuất hiện.
a
Biểu hiện lâm sàng
- Sốt, đau họng, ho, chảy nước mũi và kèm theo giả mạc ở amydal hoặc thành sau họng hoặc mũi với đặc điểm màu trắng ngà hoặc xám, bóng, dai, dính chặt, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu.
- Có thể khàn tiếng, khó thở thanh quản.
- Có thể hạch góc hàm sưng to (dấu hiệu cổ bạnh, cổ bò).
- Có thể có vết loét trên da.
- Có thể có biểu hiện tình trạng nhiễm độc toàn thân (mệt mỏi, da xanh tái).
Bệnh nhân cũng có thể bị viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn.
Các biện pháp phòng bệnh
Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất, đặc biệt là thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Đối với trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng
- Tiêm các mũi cơ bản:
Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu nguyên liều, thường kết hợp trong các vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1.
+ Mũi thứ 1 tiêm lúc 2 tháng tuổi.
+ Mũi thứ 2 tiêm lúc 3 tháng tuổi.
+ Mũi thứ 3 tiêm lúc 4 tháng tuổi.
Tốt nhất nên hoàn thành mũi thứ 3 trước 6 tháng tuổi.
- Tiêm nhắc lại:
+ Mũi 4: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu nguyên liều, tiêm lúc 18 đến 24 tháng tuổi.
+ Mũi 5: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 4 đến 7 tuổi.
+ Mũi 6: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 9 đến 15 tuổi.
a

Đối với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng
- Tiêm các mũi cơ bản:
Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều).
+ Mũi thứ 1 tiêm càng sớm càng tốt.
+ Mũi thứ 2 tiêm cách mũi thứ 1 tối thiểu 4 tuần.
+ Mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ 2 tối thiểu là 6 tháng.
- Tiêm nhắc lại:
Tiêm nhắc lại 2 mũi vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều). Các mũi tiêm nhắc lại cách nhau tối thiểu 1 năm.
Bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi ngờ mắc bệnh.
- Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
- Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ.
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.
- Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Thu Hương (tổng hợp theo Hướng dẫn Giám sát và Phòng, chống bệnh Bạch hầu của Bộ Y tế)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

2
5
4
1
6
7
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay3,256
  • Tháng hiện tại45,951
  • Tổng lượt truy cập7,636,341
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1186 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1317 | lượt tải:170

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1347 | lượt tải:148

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1303 | lượt tải:150

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1347 | lượt tải:183
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây