BỆNH THỦY ĐẬU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Thứ hai - 21/11/2022 22:26
Thủy đậu (còn được gọi là bệnh trái rạ) là một bệnh lây nhiễm, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em dễ mắc bệnh nhất. Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc do virus từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt của người bệnh khi nói, ho, hắt hơi. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua việc dùng chung các đồ dùng, vật dụng như bàn chải đánh răng, khăn mặt…

 

Nếu chăm sóc không đúng khi trẻ mắc bệnh có thể gặp các biến chứng như: Sẹo trên da, viêm da, viêm tai... thậm chí là viêm màng não, viêm não…dịch tiết mũi họng hoặc giọt nước bọt. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tính đến ngày 16/11 toàn tỉnh ghi nhận 49 ca mắc bệnh thủy đậu.

1. Triệu chứng bệnh thủy đậu
Giai đoạn trẻ mới nhiễm virus thủy đậu thường không có triệu chứng cho đến khoảng 2 - 3 tuần sau khi tiếp xúc mầm bệnh.
Thủy đậu có 4 giai đoạn với những biểu hiện khác nhau:
- Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này kéo dài khoảng từ 10 - 14 ngày, tức là từ lúc nhiễm virus đến khi cơ thể phát bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh không có biểu hiện gì cụ thể nên rất khó để phát hiện.
- Giai đoạn khởi phát
Khi mắc bệnh, ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức toàn thân, sốt nhẹ, nổi hạch đằng sau tai, viêm họng, phát ban (những hồng ban nổi trên da, có kích thước 1 - 3mm, sau đó trong 24 giờ nó phát triển thành bọng nước).
- Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này, sẽ thấy rõ các mụn nước hình tròn (đường kính khoảng 2mm) mọc ở toàn thân. Người bệnh bị sốt, hình thành các ban đỏ. Các ban đỏ này lúc đầu xuất hiện ở đầu, mặt, sau đó lan xuống thân mình và các chi. Tuy nhiên, ở những vùng ít tì đè như vùng liên bả, vùng mạng sườn thì tổn thương ban xuất hiện nhiều hơn, vùng 2 chi ít tổn thương hơn; đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay hầu như hiếm gặp tổn thương.
Phát ban thường kéo dài 2 - 3 ngày, một số trường hợp đặc biệt có chấm sẩn nhỏ màu đỏ ở trên thân mình và hiếm khi người thường nhìn thấy, nhưng đây cũng là một trong những triệu chứng của phát ban. Sau khi phát ban sẽ xuất hiện các mụn nước. Các mụn nước này có hình ảnh như những giọt nước, giọt sương và có quầng đỏ xung quanh, làm cho bệnh nhân cảm thấy rất ngứa.
Ở giai đoạn toàn phát bệnh nhân có thể có những triệu chứng như viêm họng, sốt cao hoặc hạch sưng nếu như bị nhiễm trùng. Người bệnh sẽ đau đầu nhiều hơn, chán ăn và giảm sốt so với lúc khởi phát.
- Giai đoạn hồi phục
Mụn nước sẽ bị vỡ ra sau 7 - 10 ngày, khô lại và đóng vảy, bệnh dần khỏi, vùng da non của mụn nước có màu hồng. Khi mụn nước xuất hiện thì tiến triển của mụn nước lúc đầu có dịch màu trong, sau là màu vàng nhạt, dần dần khô và đóng vảy tiết. Thời gian xuất hiện vảy tiết kéo dài 4 - 5 ngày, sau đó tiến tới giai đoạn lành bệnh. Giai đoạn lành bệnh vảy tiết thường tồn tại từ 1 - 3 tuần rồi bong đi, khi bong sẽ để lại các dát màu hồng có thể có lõm hoặc trở về làn da bình thường. Các vùng lõm là do các mụn nước bị nhiễm trùng và tổn thương sâu.
Với trẻ khỏe mạnh đa phần bệnh sẽ không nghiêm trọng. Trong trường hợp nghiêm trọng, mụn nước có thể rất dày ở toàn bộ cơ thể, các tổn thương có thể ở cổ họng, mắt và niêm mạc của niệu đạo, âm đạo hoặc hậu môn.


ảnh

Bệnh thủy đậu được điều trị chủ yếu là thuốc kháng virus, thuốc bôi tại chỗ để chống bội nhiễm da.
2. Một số lưu ý
 Để tránh mắc thủy đậu cần đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu. Ngoài ra, cần thường xuyên vệ sinh tay sạch bằng xà phòng, hướng dẫn trẻ không đưa tay lên mắt mũi miệng. Khi nhà có trẻ bị bệnh, nên hạn chế tiếp xúc gần như ôm hôn, không dùng chung dụng cụ và thức ăn chung với trẻ khác.
Cho trẻ nghỉ học cho đến khi mụn nước khô đóng vẩy, tránh lây nhiễm cho bạn học, cần vệ sinh đồ dùng, các bề mặt trẻ hay chạm vào để làm sạch virus gây bệnh.
3.Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh thủy đậu khi nào?
Tiêm vaccine thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em việc tiêm ngừa vaccine thủy đậu càng quan trọng. Nếu gia đình có trẻ nhỏ, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định. 
Lịch tiêm gồm: 
  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi. 
  • Mũi 2: Trẻ từ 1 - 13 tuổi: Tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. 
  • Trẻ 13 tuổi trở lên: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. 

Thuỳ Dung - CDC Hòa Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

1
6
7
2
5
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay3,873
  • Tháng hiện tại143,016
  • Tổng lượt truy cập8,201,431
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1537 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây