HỘI NGHỊ TỔNG KẾT DỰ ÁN MOMENTUM

Thứ năm - 28/09/2023 05:11
Ngày 27/9/2023, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hoà Bình đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết Dự án Hỗ trợ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi kết hợp với tiêm chủng thường xuyên trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại Việt Nam.


ảnh
Toàn cảnh Hội nghị
Đây là dự án do USAID viện trợ từ Quỹ American Rescue Plan Act nhằm hỗ trợ Việt Nam đáp ứng với đại dịch COVID-19 và nằm trong khuôn khổ dự án MOMENTUM toàn cầu của USAID về Chuyển đổi và công bằng cho tiêm chủng thường xuyên. Dự án được triển khai trên toàn cầu bởi Tổ chức tư vấn sức khỏe toàn cầu John Snow Inc. (JSI), Tổ chức PATH và một số đối tác khác.
ảnh  
Đồng chí Nguyễn An Trường – Phó Giám đốc Sở Y tế Hoà Bình phát biểu khai mạc Hội nghị
Dự án MOMENTUM toàn cầu có mục đích chính là tăng cường chương trình tiêm chủng thường xuyên để giải quyết những thách thức làm giảm tỉ lệ tiêm chủng, đồng thời tăng cường tiếp cận tiêm chủng cho trẻ em chưa được tiêm chủng đầy đủ. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, dự án đã tập trung hỗ trợ các quốc gia đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19.
ảnh
PGS.TS. Phạm Quang Thái – Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực Miền Bắc trình bày  tại hội nghị
Tiếp nối những thành công của Dự án MOMENTUM giai đoạn 1 trong tiếp cận những đối tượng khó khăn ở Việt Nam năm tỉnh miền núi, dự án tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho 2 tỉnh tham gia muộn ở giai đoạn 1 là Hoà Bình và Quảng Nam, tập trung vào đối tượng tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 và lồng ghép với chương trình tiêm chủng thường xuyên cho trẻ em.
Với thời gian triển khai chỉ gói gọn từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2023 trên địa bàn 2 tỉnh, dự án đã tập trung sâu vào chiến lược nâng cao hệ thống tiêm chủng, nâng cao năng lực cán bộ trong và ngoài y tế ở địa phương, cung cấp cho đội ngũ y tế với những công cụ hỗ trợ truyền thông, video hướng dẫn về quản lý và sử dụng dây chuyền lạnh, công cụ báo cáo ngày , công cụ giám sát hỗ trợ, và quan trọng hơn cả là những buổi giám sát hỗ trợ trực tiếp tại những khu vực khó khăn, để hướng dẫn và đưa ra những giải pháp linh hoạt và phù hợp với địa phương. Ngoài ra, giai đoạn 6 tháng của dự án cũng là thời điểm chuyển giao đặc biệt quan trọng cho cả tiêm chủng vắc xin COVID-19 và tiêm chủng thường xuyên, khi COVID-19 chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Do đó, tiêm chủng vắc xin COVID-19 không còn là ưu tiên cấp thiết của nhiều địa phương, trong khi vắc xin cho chương trình tiêm chủng thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu thốn do thay đổi cơ chế và phân quyền đấu thầu, mua bán vắc xin cho địa phương.
ảnh
Lễ bàn giao các sản phẩm của Dự án

Tuy nhiên, với sự cam kết mạnh mẽ từ chính quyền địa phương, sự phối hợp và xây dựng kế hoạch một cách chiến lược để đồng loạt triển khai, cùng với những nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ y tế các cấp, dự án đã tiếp cận tiêm và tiêm vắc xin COVID-19  cho 12.691 trẻ em và tiêm vét những trẻ còn thiếu vắc xin trong tiêm chửng thường xuyên, tập huấn cho 3,172 cán bộ trong và ngoài y tế, giám sát hỗ trợ cho 95 đơn vị, và tổ chức được 66 buổi họp giao ban lồng ghép chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật.
Tại hội nghị, TS. Myat Htto Razak, Cố vấn cao cấp về An ninh Y tế Toàn cầu, USAID đã nhấn mạnh “Những thành tựu của dự an tạo đòn bẩy mạnh mẽ cho những năm tiếp theo của chiến dịch “Big Catch-up” toàn cầu.” Bài phát biểu của Tiến sĩ cũng mở ra cho phần thảo luận nhóm sôi nổi để duy trì những thành tựu dự án, tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ trong và ngoài y tế, và những bài học kinh nghiệm về việc giải toả các nghi ngại về vắc xin và tiêm chủng trong cộng đồng.
ảnh
Ông Myat Htoo Razak – Cố vấn cao cấp về An ninh y tế toàn cầu, Phòng Y tế, USAID tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Phần thảo luận nhóm tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách, quản lý hệ thống y tế, và các cán bộ y tế thực địa được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, và hình thành một mô hình tổng thể cho việc lồng ghép tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ em vào chương tiêm chủng thường xuyên, tận dụng nguồn lực, đẩy mạnh hiệu quả, và đảm bảo trẻ em được bảo vệ khỏi các bệnh có thể ngăn ngừa từ vắc xin. Sự tham dự của các ban ngành đoàn thể nâng cao vai trò đóng góp của cộng đồng trong truyền thông chấp nhập vắc xin và giải toả những thông tin sai lệch.
ảnh
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm

          Kim Tuất – Lê Thảo

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

5
6
4
7
1
2
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay4,803
  • Tháng hiện tại5,321
  • Tổng lượt truy cập7,828,814
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1315 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1452 | lượt tải:181

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1478 | lượt tải:161

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1429 | lượt tải:158

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1435 | lượt tải:188
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây