HỌP TRỰC TUYẾN TRIỂN KHAI CÔNG TÁC Y TẾ ỨNG PHÓ CƠN BÃO SỐ 3

Thứ bảy - 07/09/2024 00:39
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai. Sáng ngày 6/9, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp trực tuyến triển khai công tác y tế ứng phó cơn bão số 3 năm 2024 với Sở Y tế các tỉnh, thành phố; một số đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế.

Họp tại điểm cầu Bộ Y tế gồm có các đồng chí là thành viên Ban Chỉ huy, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế; Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; Sở Y tế 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; đồng chí Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, Chủ trì cuộc họp.
Tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có các đồng chí trong Ban giám đốc Sở Y tế, các đồng chí là lãnh đạo các phòng chức năng của Sở và một số đơn vị trực thuộc Ngành. Đồng chí Bùi Thu Hằng – Giám đốc Sở Y tế chủ trì điểm cầu tại Hòa Bình.
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ ngày 6.9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,3 độ vĩ bắc; 112 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km về phía đông đông nam; cách Quảng Ninh khoảng 570km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 3 di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20km/h. Đến 22h ngày 6.9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ vĩ bắc - 110,1 độ kinh đông; trên đất liền phía bắc đảo Hải Nam, cách Quảng Ninh khoảng 350km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 3 di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20km/h. Đến 10 giờ ngày 7.9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ vĩ bắc - 107,8 độ kinh đông; vùng biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 - 13, giật cấp 15.
Dự báo trong 48 giờ tới, bão số 3 di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ 20km/h; đi vào đất liền và tan dần. Đến 10 giờ ngày 8.9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,9 độ vĩ bắc - 103 độ kinh đông; trên khu vực phía Tây Bắc Bộ.
Từ đêm 6.9, Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa to trên 500mm
Về tác động của bão trên đất liền, cơ quan khí tượng cảnh báo từ đêm 6.9 và gần sáng ngày 7.9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11. Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối ngày 7.9.
Trong ngày hôm nay (6.9) khu vực phía Đông Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hoá-Thừa Thiên Huế có mưa dông do tác động vành ngoài hoàn lưu bão số 3.
Từ đêm 6.9 đến sáng 9.9, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7.9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 7.9 đến đêm 8.9.
Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh cả trước và trong khi bão đổ bộ.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Y tế  các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Cao Bằng và Bệnh viện Việt Đức đã báo cáo nhanh công tác chuẩn bị, ứng phó với bão số 3 tại đơn vị, công tác chuẩn bị các vật tư, hóa chất, phương tiện phục vụ trong công tác cấp cứu, sẵn sàng ứng trực tại chỗ, thành lập các đội cấp cứu cơ động, sẵn sàng ứng cứu, thu dung nạn nhân bị ảnh hưởng do mưa lũ, đảm bảo 4 tại chỗ, chuẩn bị công tác vệ sinh môi trường sau cơn bão…
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị cần: theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão 24/24h để có giải pháp phù hợp; Ngành Y tế cần nghiên cứu kỹ và thực hiện các chỉ đạo của Bộ Y tế; Lãnh đạo các Sở Y tế cần rà soát Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt bão đã đủ thành phần chưa và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; rà soát lại công tác chuẩn bị phương án, nhân lực, cơ sở vật chất, vật tư, thuốc men trước khi cơn bão đổ bộ; kiểm tra các cơ sở y tế chuẩn bị cho công tác cấp cứu, kiểm tra các phương án, tiểu ban tiền phương và tiểu ban hậu phương, các phương tiện cấp cứu … Đồng thời cần dự kiến một số tình huống có thể xảy ra; trực 24/24h; thực hiện nghiêm phương châm 4 tại chỗ; sau bão tiếp tục xử lý các cuộc tai nạn và cấp cứu, xử lý môi trường sau bão; Đối với Bệnh viện Việt - Đức, Bệnh viện Bạch Mai thành lập các đội cơ động sẵn sàng lên đường đi ứng cứu ở các địa phương … mục đích là giảm thiểu thiệt hại tối đa về người và tài sản./.

a


a


a
a
Minh Thủy (CDC Hòa Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
6
4
5
2
1
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay3,390
  • Tháng hiện tại141,085
  • Tổng lượt truy cập8,199,500
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1536 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây