HÚT THUỐC LÁ VÀ CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH

Thứ ba - 07/06/2022 03:42
HÚT THUỐC LÁ VÀ CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH
Theo tài liệu của Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia, trong thuốc lá có rất nhiều chất độc như nicotin, hắc ín, formaldehyt, cyanid… Do vậy, hút thuốc lá không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, đột quỵ, ung thư mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về hô hấp, răng, miệng, mắt, cơ quan sinh sản và bệnh lý đường ruột.
Trong chuyến công tác tại Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi, chúng tôi bắt gặp một người phụ nữ tuổi trung niên đang ngồi ngoài hành lang với ánh mắt thất thần, tiến lại gần trò chuyện thì được biết chị đi chăm chồng nằm viện. Tiếp lời chúng tôi chị cho biết “Chồng e hút thuốc lá đã hơn chục năm rồi, những lúc ho nhiều nên hay bị tức ngực khó thở lắm. Hôm vừa rồi đi khám, các bác sĩ bảo anh ấy bị bệnh tim phải nhập viện để điều trị và các bác sĩ đều tư vấn rằng nên bỏ thuốc lá, em cũng đã khuyên nhiều nhưng anh ấy có chịu bỏ hút thuốc lá đâu ạ”. Trên thực tế, hầu hết những người phụ nữ có chồng hút thuốc lá đều có những suy nghĩ, phân trần như vậy đó.
Theo bác sĩ Quách Đình Thức – Trưởng Khoa Nội, Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi cho biết: Hút thuốc lá gây nên đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Những bệnh nhân này thường bị đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim sớm và có nguy cơ tái phát hiện tượng này trong một năm nhiều hơn người không hút thuốc lá. Hiện tượng co thắt mạch vành có thể xảy ra chỉ sau khi người bệnh sử dụng một điếu thuốc lá. Khói thuốc lá làm tăng sản sinh catecholamine gây loạn nhịp tim, điển hình là ngoại tâm thu thất và rung thất, rồi ngưng tim.
Vậy hút thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?
Khói thuốc lá là hỗn hợp độc hại của hơn 7.000 hóa chất và khi hít vào có thể cản trở các quá trình quan trọng trong cơ thể. Một trong những quá trình này là việc cung cấp máu giàu oxy đến tim và phần còn lại của cơ thể. Khi bạn hít thở, phổi sẽ lấy oxy và đưa nó đến tim, nơi bơm máu giàu oxy này đến phần còn lại của cơ thể thông qua các mạch máu. Nhưng khi bạn hít phải khói thuốc lá, máu được phân phối đến phần còn lại của cơ thể sẽ bị nhiễm hóa chất khói. Những hóa chất này có thể gây tổn hại cho tim và mạch máu của bạn, gây ra các bệnh tim mạch.

Ngoài việc làm tổn thương vĩnh viễn tim và mạch máu của bạn, khói thuốc lá còn có thể gây ra bệnh lý tim mạch bằng cách thay đổi thành phần hóa học máu của bạn và gây ra mảng bám bao gồm cholesterol, mô sẹo, canxi, chất béo và các vật liệu khác tích tụ trong các động mạch. Sự tích tụ mảng bám này có thể dẫn đến một căn bệnh gọi là xơ vữa động mạch. Khi các hóa chất trong khói thuốc lá gây xơ vữa động mạch và làm dày thành mạch, các tế bào máu sẽ khó di chuyển qua các động mạch và các mạch máu khác để đến các cơ quan quan trọng như tim và não. Điều này có thể tạo ra cục máu đông và cuối cùng gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ, thậm chí tử vong.
Cách tốt nhất để bảo vệ trái tim của bạn khỏi bệnh liên quan đến hút thuốc và tử vong là không bao giờ bắt đầu sử dụng thuốc lá, nhưng nếu bạn là người hút thuốc, bạn càng sớm có thể bỏ thuốc lá thì càng tốt. Bỏ hút thuốc mang lại lợi ích cho trái tim của bạn hiện tại và trong tương lai. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn từ bỏ thuốc lá:
Lập kế hoạch về việc bỏ thuốc lá, chọn 1 ngày đặc biệt để bắt đầu ngừng hút thuốc.
Viết ra những lý do của bạn để bỏ hút thuốc. Đọc qua danh sách mỗi ngày, trước và sau khi bỏ thuốc lá. Ghi lại thời điểm bạn hút thuốc, tại sao bạn hút thuốc và bạn đang làm gì khi hút thuốc. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ những gì kích thích bạn hút thuốc.
Lập danh sách những việc bạn có thể làm thay vì hút thuốc. Hãy sẵn sàng làm một cái gì đó khác khi bạn muốn hút thuốc.
Hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc hoặc sử dụng kẹo cao su hoặc miếng dán nicotine. Khi bạn muốn hút thuốc, hãy hít một hơi thật sâu. Giữ nó trong tối đa 10 giây và thở ra từ từ. Lặp lại nhiều lần cho đến khi ham muốn hút thuốc qua đi.
Thời gian đầu cai thuốc sẽ rất khó khăn, bạn có thể thèm thuốc lá, dễ cáu kỉnh, cảm thấy đói, ho thường xuyên, đau đầu hoặc khó tập trung. Những triệu chứng xảy ra do cơ thể bạn đã quen với nicotin, chất gây nghiện hoạt động trong thuốc lá. Những các triệu chứng này sẽ không kéo dài. Chúng xuất hiện nhiều nhất khi bạn bỏ thuốc lần đầu nhưng thường sẽ biến mất trong vòng 10 đến 14 ngày.



Điều trị cho bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi
                                                                 Kim Tuất – CDC Hòa Bình

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

1
7
5
2
4
6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay4,069
  • Tháng hiện tại61,772
  • Tổng lượt truy cập8,120,187
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1382 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1521 | lượt tải:197

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1566 | lượt tải:174

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1488 | lượt tải:173

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1489 | lượt tải:203
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây