MỖI TRẺ SINH NON ĐỀU LÀ MỘT CHIẾN BINH NHỎ BÉ HÃY CÙNG NHAU BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC CÁC EM

Thứ bảy - 09/11/2024 05:42
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non (cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ sinh non), sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới.

 Những điều cần biết về sinh non:
Tại Việt Nam theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, hàng năm có khoảng hơn 100.000 trẻ sinh thiếu tháng, tỷ lệ trẻ đẻ non/nhẹ cân chiếm 19% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh và đang là gánh nặng về bệnh tật, tử vong ở trẻ em, nguyên nhân gây tử vong trẻ sơ sinh do sinh non chiếm tới 25%. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Nguyên nhân của sinh non:
Sinh non có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, một trong những nguyên nhân chính là tiền sử sinh non, khi phụ nữ đã từng sinh non sẽ có nguy cơ cao tái phát trong các lần mang thai tiếp theo. Các bệnh lý thai kỳ, như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng tử cung hoặc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, cũng có thể dẫn đến tình trạng sinh non. Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh của người mẹ, bao gồm việc hút thuốc, sử dụng chất kích thích và căng thẳng kéo dài, cũng làm gia tăng nguy cơ sinh non. Tuổi tác của mẹ cũng đóng vai trò quan trọng; phụ nữ mang thai dưới 18 tuổi hoặc trên 35 tuổi, cùng với khoảng cách giữa các lần sinh quá gần (dưới 18 tháng), đều có nguy cơ cao hơn... 
Dấu hiệu và biến chứng có thể xảy ra khi sinh non:
Trong giai đoạn mang thai, nếu thai phụ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và xử trí nhanh nhất: đau lưng âm ỉ; em bé có dấu hiệu đẩy về phía dưới; sưng ở tay, chân hoặc mặt; buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy; mờ mắt hoặc các rối loạn mắt khác; Đau quặn bụng dưới giống đau bụng kinh, hoặc đau kèm với những cơn co thắt tử cung liên tục; em bé cử động ít hoặc ngừng cử động; âm đạo tiết dịch hoặc máu bất thường.
Hậu quả của sinh non:
Trẻ sinh non phải đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng và hậu quả lâu dài. Trước hết, hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển đầy đủ, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý như hội chứng suy hô hấp cấp và viêm phổi, điều này có thể đe dọa tính mạng. Thêm vào đó, sự phát triển của não bộ cũng bị ảnh hưởng, gây khó khăn trong việc học tập và tư duy khi trẻ lớn lên. Các vấn đề về tim mạch và thần kinh cũng thường gặp ở trẻ sinh non, khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí là bại não. Hơn nữa, hệ miễn dịch yếu kém khiến trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm, làm tăng nguy cơ tử vong và các biến chứng nghiêm trọng.
Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ và hỗ trợ trẻ sinh non:
Giảm thiểu nguy cơ sinh non không chỉ giúp trẻ có cuộc sống khỏe mạnh mà còn giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Các biện pháp dự phòng không hoàn toàn phòng được sinh non nhưng có thể giảm một cách đáng kể số bà mẹ có nguy cơ sinh non. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và người sử dụng dịch vụ, cụ thể cần triển khai đồng bộ các hoạt động sau:
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước khi mang thai bao gồm: sàng lọc, tư vấn các vấn đề liên quan đến mang thai và sinh đẻ nhằm giảm thiểu rủi ro và bảo đảm phụ nữ khi mang thai có sức khỏe tốt nhất.
Những phụ nữ được phát hiện có nguy cơ sinh non cần được tiếp cận chăm sóc và điều trị ở các cơ sở chuyên khoa giúp họ có thể phòng sinh non hiệu quả. Cần sinh con theo kế hoạch, đảm bảo theo khuyến cáo (không sinh con ở tuổi vị thành niên, khoảng cách giữa 2 lần sinh không quá dày.
Trong thai kỳ, phụ nữ cần khám thai định kỳ, chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục nhẹ nhàng, tránh sử dụng các chất kích thích, giảm căng thẳng, mệt mỏi, không nên đi du lịch xa. Khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Với những trẻ sinh non cần được chăm sóc theo phương pháp Kangagoo, da kề da, cho trẻ bú mẹ ngay từ những giờ đầu sau sinh và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Theo dõi sức khỏe của trẻ, giữ ấm cho trẻ, tránh hạ thân nhiệt, khám và chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Đối với trẻ quá non tháng và nhẹ cân cần phải được chăm sóc, theo dõi, điều trị ổn định tại các cơ sở y tế.
Sinh non là một thách thức lớn nhưng có thể được kiểm soát tốt hơn nếu cộng đồng cùng chung tay nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp dự phòng hiệu quả.
 Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé. Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em!
a
Cán bộ TYT xã Hợp Phong, huyện Cao Phong khám thai định kỳ cho phụ nữ mang thai.


 Thùy Dung – CDC Hòa Bình (TH)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

6
7
4
2
5
1
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay3,873
  • Tháng hiện tại143,014
  • Tổng lượt truy cập8,201,429
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1537 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây