PHÒNG CHỐNG THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG TRONG 1000 NGÀY VÀNG

Thứ ba - 06/06/2023 22:59
Thời gian 1.000 ngày từ thời kỳ mang thai của người phụ nữ cho tới khi đứa trẻ tròn 2 tuổi được coi là giai đoạn cửa sổ then chốt, định hình một tương lai khỏe mạnh và thành công đối với đứa trẻ. Các chất dinh dưỡng một đứa trẻ hấp thụ được từ khi mang thai cho tới khi tròn 2 tuổi có tác động sâu sắc đến khả năng phát triển, học hỏi sau này.
Theo kết quả của một số nghiên cứu, để hỗ trợ thai nhi phát triển tối ưu, các vi chất dinh dưỡng như sắt, axit folic, kẽm, canxi... và các vitamin đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đây là vấn đề đang được quan tâm ở Việt Nam, vì tình trạng thiếu vi chất ở bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ vẫn khá phổ biến.
Tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu, thiếu kẽm vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (iốt, vitamin A, sắt, kẽm…) ở nước ta vẫn khá cao, tập trung nhiều nhất ở vùng nông thôn và miền núi khó khăn. Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến mù lòa, tổn thương não, thai chết lưu, tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, giảm năng suất lao động ở người trưởng thành. Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Thiếu sắt và I ốt làm giảm chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ em từ 10-15 điểm. Bổ sung vi chất dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cải thiện sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Dự phòng thiếu vitamin A
Bổ sung vitamin A liều cao được thực hiện cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao thiếu vitamin A. Trẻ được uống vitamin A định kỳ, thông thường 6 tháng một lần để dự phòng thiếu vitamin A. Hiện nay, trẻ được uống vitamin A dự phòng vào ngày vi chất dinh dưỡng 1-2 tháng 6 và ngày 1 tháng 12 hàng năm.

Trẻ từ 6 – 35 tháng tuổi được uống Vitamin A 2 lần/năm tại các trạm y tế xã, phường
Phòng chống thiếu vitamin D ở phụ nữ có thai và trẻ dưới 2 tuổi
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương và quá trình phân chia tế bào, bài tiết và chuyển hoá các hormone, bao gồm hormone tuyến cận giáp và insulin. Vitamin D cũng có khả năng ảnh hưởng đến sự biệt hoá một số tế bào ung thư như ung thư da, xương, và các tế bào ung thư vú.
Phòng bệnh cho mẹ: ngay khi có thai mẹ cần ăn uống đầy đủ: ăn các thức ăn giàu canxi như sữa, pho mát, cua, tôm, cá, đậu đỗ các loại…, ra ngoài trời nhiều. Có thể uống vitamin D 1000 đv/ngày từ tháng thứ 7 hoặc uống 100.000 đv đến 200.000 đv một lần vào tháng thứ 7 của thai kỳ.
Phòng bệnh cho con: đảm bảo bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn dặm đúng thời điểm với đầy đủ các nhóm thức ăn, ưu tiên các thức ăn giàu canxi, vitamin D (hải sản, bơ, sữa, trứng, dầu gan cá..). Tắm nắng đều đặn: có thể tiến hành từ tuần thứ 2 sau sinh. Vitamin D có hàm lượng rất thấp trong thức ăn và sữa mẹ (10-20 UI/100ml), vì vậy tắm nắng rất quan trọng cho tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Tắm nắng tuần 3-4 buổi, mỗi buổi 15-20 phút, tốt nhất vào buổi sáng, mùa đông có thể tắm nắng muộn hơn. Ánh nắng chiếu trực tiếp trên bề mặt da, diện tích da hở tối thiểu 30-40%.
Phòng bằng vitamin D: là biện pháp phòng có hiệu quả cần chỉ định cho các đối tượng đẻ non, đẻ thấp cân, trẻ phát triển nhanh, không có điều kiện tắm nắng. Từ tuần thứ 2 sau sinh: liều khuyến nghị là 400 đv/ngày cho trẻ dưới 1 tuổi và 600 đv/ngày cho trẻ từ 1 tuổi trở lên hoặc liều 1 lần duy nhất: 100.000 đv cho trẻ dưới 1 tuổi và 200.000 đv cho trẻ trên 1 tuổi nếu không uống thuốc đều hay có vấn đề rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng
Bổ sung viên sắt/acid folic được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong việc giải quyết tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt trong giai đoạn có thai, trẻ em đang lớn, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ.
Trẻ em 6 - 23 tháng tuổi: Khuyến khích sử dụng bột bổ sung đa vi chất có chứa sắt, vitamin A và kẽm để cải thiện tình trạng vi chất và giảm thiếu máu cho trẻ 6-23 tháng tuổi
Phòng, chống thiếu kẽm
Liều lượng: Liều bổ sung dự phòng thiếu kẽm tương ứng với nhu cầu sinh lý hàng ngày.
- Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày.
- Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày.
- Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày.
- Phụ nữ có thai 15 - 25mg kẽm nguyên tố/ngày.
Có thể dùng theo từng đợt từ vài tuần đến vài tháng, cho trẻ kém ăn, chậm tăng cân, trẻ không được bú mẹ, trẻ sinh thiếu tháng nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, phụ nữ mang thai.
Phòng, chống thiếu I-ốt
 Toàn dân sử dụng muối I-ốt trong chế biến bữa ăn hàng ngày. Dùng muối I-ốt để nấu ăn, chấm hoa quả, chấm thịt... ướp cá, ướp các loại thực phẩm, dùng muối I-ốt để muối dưa, cà và chế biến các loại thức ăn khác rất tốt. Bảo quản muối I-ốt trong hộp hay lọ kín, để ở nơi khô ráo, mát không bị ánh nắng chiếu vào muối (tránh để lọ quá gần bếp lửa).

Thu Hương (CDC Hòa Bình)


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

1
2
7
4
5
6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay5,155
  • Tháng hiện tại172,207
  • Tổng lượt truy cập7,474,475
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1046 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1183 | lượt tải:157

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1196 | lượt tải:140

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1169 | lượt tải:145

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1244 | lượt tải:172
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây