TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

Thứ năm - 21/03/2024 09:55
Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã ghi nhận 22 người tử vong do bệnh dại, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt trong thời gian qua sự gia tăng đột biến của bệnh dại xuất hiện và tăng cao ở những tỉnh, thành phố vốn trước đây không có ca bệnh hoặc đã lâu không ghi nhận ca bệnh.
Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong do Dại trên người chủ yếu do động vật nghi dại cắn không được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm không đúng quy định. Nguyên nhân gián tiếp là do tỉ lệ tiêm vắc xin phòng dại trên đàn chó mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo; theo báo cáo của cơ quan chuyên ngành thú y, từ năm 2022 đến nay, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo, thậm chí một số tỉnh, thành phố chỉ đạt gần 10%.
Tại tỉnh Hòa Bình, ngày 20/02/2024 đã ghi nhận 01 ca tử vong do bệnh dại tại huyện Lạc Sơn. Qua kết quả điều tra, trường hợp tử vong này bị chó nghi dại cắn trước đó khoảng 02 tháng nhưng không được xử lý vết thương và không được tiêm vắc xin/huyết thanh phòng bệnh dại. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, khi phát bệnh 100% cả người bị động vật cắn và vật cắn đều tử vong. Hiện tại, không có cách điều trị hiệu quả đối với bệnh dại sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin phòng dại trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm.
Bác sĩ Bùi Văn Phón, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% đàn chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo ngành thú y; Khi bị động vật cắn, ngay lập tức phải xối rửa vết thương bằng nước và xà phòng trong vòng 15 phút hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 400-700  để làm giảm tải lượng vi rút Dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, các loại dầu gội, sữa tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Hạn chế làm dập nát vết thương và không băng kín vết thương. Sau đó đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng bằng cách tiêm phòng vắc xin, huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.
Để chủ động tăng cường công tác phòng chống bệnh dại trên người, đặc biệt nhằm hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do bệnh dại trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế Hoà Bình đã xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh dại năm 2024 với mục tiêu hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do bệnh dại nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình góp phần phát triển kinh tế xã hội. Theo đó Kế hoạch đã đề ra mục tiêu: 100% các huyện, thành phố có ít nhất 01 điểm tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại cho người; Đảm bảo quỹ vắc xin dự trữ do Trung tâm Y tế huyện, thành phố quản lý luôn đảm bảo cơ số, không để xảy ra tình trạng hết vắc xin phòng dại; 100% các huyện, thành phố thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh dại ở cộng đồng, trường học; 100% số người tiêm vắc xin phòng bệnh dại do động vật cắn được báo cáo qua hệ thống báo cáo quốc gia; Trên 90% số người bị phơi nhiễm với bệnh dại được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng chống bệnh dại ở người; hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bi ̣chó, mèo cắn và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các loại thuốc khác không theo quy định của ngành y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh dại khi bị chó, mèo cắn; Truyền thông qua các chương trình truyền hình, phát thanh của tỉnh, địa phương, đặc biệt hệ thống truyền thanh cấp xã; bảng tin công cộng tại nơi đông người, các điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân; Phối hợp giữa ngành y tế và nông nghiệp trong công tác giám sát phát hiện, điều tra xử lý bệnh dại ở người và động vật; Phối hợp giữa y tế - giáo dục trong truyền thông tại trường học. Đồng thời gắn chế tài xử lý, đưa vào hương ước xóm, thôn bản trong công tác phòng bệnh và xử lý các hộ gia đình không tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo. Tiến tới một môi trường sóng không có chó mèo dại sẽ không có bệnh nhân mắc bệnh dại./.
a
Cán bộ TTYT huyện Cao Phong
khám và tư vấn tiêm phòng vắc xin dại cho người dân bị chó cắn

Hồng Dung ( CDC Hòa Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

2
1
4
6
5
7
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay3,867
  • Tháng hiện tại141,562
  • Tổng lượt truy cập8,199,977
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1536 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây