TĂNG CƯỜNG TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG CÁC RỐI LOẠN DO THIẾU HỤT IỐT

Thứ ba - 03/12/2024 21:19
Sự thiếu hụt Iốt có tác hại rất lớn đối với sức khoẻ con người, là một trong những nguyên nhân gây (sảy thai, đẻ non, thai chết lưu); Đối với trẻ em thường mắc các bệnh lý khuyết tật về, tâm thần, thể chất (đần độn, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn và thể lực kém). Đối với người lớn điển hình bị bướu cổ rất to, thường xuyên mệt mỏi, giảm tư duy sáng tạo, giảm khả năng học tập, năng suất lao động kém. Ngoài ra thiếu I ốt còn gây ra các bệnh lý tuyến giáp nghiêm trọng hơn như suy giáp, cường giáp (Bazedow); Ung thư tuyến giáp.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hoà Bình, tính đến hết tháng 10/2024, các cơ sở y tế trong toàn tỉnh ghi nhận 3.258 trường hợp đến khám bệnh bướu cổ đơn thuần; 1.357 trường hợp khám bệnh Basedow. Từ đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cùng với các Trung tâm y tế huyện, thành phố đã tăng cường các hoạt động truyền thông như cấp phát tờ rơi, tuyên truyền trên hệ thống loa, đài để truyền tải những thông tin, kiến thức giúp người dân hiểu được tác hại của việc thiếu Iốt. Đồng thời, vận động tuyên truyền người dân bổ sung Iốt bằng cách thường xuyên sử dụng muối Iốt trong chế biến thức ăn và bổ sung các thực phẩm, các loại rau củ giàu Iốt trong các bữa ăn hàng ngày để phòng thiếu hụt Iốt.
Bà Bùi Thị Hồng, ở xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi cho biết: các gia đình trong xóm Cóc nói riêng và xã Kim Bôi nói chung đều được cán bộ ở trạm y tế tuyên truyền về lợi ích của muối iốt nên đã thường xuyên sử dụng muối iốt và các thực phẩm có iốt trong chế biến các món ăn hàng ngày. Nhờ đó mà cả gia đình tôi không ai bị mắc bệnh bướu cổ.
Chia sẻ về các biện pháp phòng chống bệnh bướu cổ, bác sĩ Phạm Thị Trang Nhung - Phó trưởng khoa Phòng chống bệnh Không lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hoà Bình cho biết: trong những năm qua, Trung tâm đã đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan từ tỉnh đến cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền về tác hại thiếu iốt và lợi ích sử dụng muối iốt bằng nhiều hình thức phong phú đến với người dân. Qua công tác tuyên truyền, người dân đã nâng cao nhận thức trong phòng chống bệnh bướu cổ.
Trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục tham mưu cho các cấp Lãnh đạo đưa hoạt động phòng, chống các rối loạn do thiếu Iốt vào nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của đơn vị. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai sâu rộng các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức và dễ tiếp cận để mọi người dân, trong đó chú trọng đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiểu được lợi ích của việc sử dụng muối iốt; qua đó khuyến cáo mọi gia đình mua và sử dụng muối iốt nhằm giảm tỷ lệ mắc các bệnh do các rối loạn do thiếu iốt./.
a
Người bệnh đến khám bướu cổ tại các cơ sở y tế

Hồng Dung (CDC tỉnh Hoà Bình)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

5
7
6
1
4
2
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay3,612
  • Tháng hiện tại141,307
  • Tổng lượt truy cập8,199,722
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1536 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây