TẬP TRUNG NGUỒN LỰC TĂNG CƯỜNG PHÁT HIỆN BỆNH LAO

Thứ năm - 24/03/2022 03:47
TẬP TRUNG NGUỒN LỰC TĂNG CƯỜNG PHÁT HIỆN BỆNH LAO
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Lao, Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy đã ban hành công văn số 94/TTYT-DS-TT&GDSK ngày 23/3/2022 về việc tổ chức Chiến dịch truyền thông nhân Ngày Thế giới phòng chống lao 24/3/2022. Với chủ đề “Giảm thiểu tác động của Covid-19 – Tập trung nguồn lực – Tăng cường phát hiện bệnh lao”.
Trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạc Thủy tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức như tư vấn trực tiếp, thăm hộ gia đình. Trong tình hình đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp như hiện nay, ưu tiên việc tổ chức phát thanh trên hệ thống phát thanh qua loa đài để truyền tải đến cộng đồng, sau các đợt truyền thông có theo dõi đánh giá hiệu quả thông qua chỉ số phát hiện, điều trị và hỗ trợ người bệnh.
Covid-19 và Lao đều là hai căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng bệnh lao vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát hiện đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tễ bệnh lao.
Lao là một bệnh lý do vi trùng gây ra. Vi trùng là vi sinh vật rất nhỏ, không nhìn được bằng mắt thường, có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi, bao gồm cả bên trong cơ thể con người. Hầu hết vi trùng không có hại, và thậm chí còn có ích. Nhưng một số vi trùng gây hại và có thể gây nên bệnh gọi là bệnh nhiễm trùng. Vi trùng gây bệnh Lao là một trong những loại gây hại. Nếu vi trùng Lao thâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể và sinh sôi đồng thời cơ thể không thể tự chống lại nó, bạn có thể sẽ mắc bệnh Lao. Bệnh Lao phổi thường gặp nhất, nhưng cũng có thể mắc bệnh lao ở nhiều nơi khác trên cơ thể (ví dụ như lao xương, lao hạch, hoặc lao ở não).
Người bị ho kéo dài trong 2–3 tuần hoặc hơn có thể nhiễm Lao phổi. Dấu hiệu thường gặp của Lao phổi là: Ho, khạc ra đờm từ sâu trong phổi, đôi khi vướng máu, đau tức ngực. Các dấu hiệu thường gặp khác của Lao, cả Lao phổi và Lao các cơ quan khác trong cơ thể: Ăn mất ngon Sụt cân, cảm giác yếu sức và mệt mỏi, đôi khi bị sốt, đổ mồ hôi về đêm, sưng tấy ở cổ, nách hoặc háng. Các dấu hiệu này cũng hay gặp ở nhiều bệnh khác, vì vậy, để chắc chắn rằng đây là Lao, người dân cần được làm vài xét nghiệm chẩn đoán phân biệt. Người có một triệu chứng này hoặc nhiều hơn nên đi khám bác sĩ.

Cán bộ Trạm y tế xã Yên Bồng tư vấn bệnh cho người dân
Bài, ảnh: Thu Hường ( TTYT huyện Lạc Thủy)



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
4
2
1
6
5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay5,424
  • Tháng hiện tại224,623
  • Tổng lượt truy cập7,815,013
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1310 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1443 | lượt tải:180

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1473 | lượt tải:160

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1425 | lượt tải:157

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1431 | lượt tải:188
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây