Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình (CDC Hòa Bình)
THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN LAO PHỔI GIAI ĐOẠN 2021 – 2023
Chủ nhật - 18/07/2021 21:22
THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN LAO PHỔI GIAI ĐOẠN 2021 – 2023
Thực hiện Kế hoạch của Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình ngày việc thực hiện thí điểm mô hình trợ giúp xã hội đối với bệnh nhân Lao phổi giai đoạn 2021 – 2023, ngày 16/7/2021 Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình phối hợp với Ban điều phối tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện thí điểm mô hình trợ giúp xã hội đối với bệnh nhân Lao phổi giai đoạn 2021 – 2023. Tham dự hội nghị có đồng chí: Đỗ Anh Chiến – Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình – Trưởng Ban điều phối; Đồng chí: Đỗ Hồng Trường - Phó trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh - Phó trưởng ban điều phối cùng các đồng chí là viên chức Phòng Công tác xã hội và đào tạo, phụ trách kế toán Trung tâm Công tác xã hội tỉnh. Tại hội nghị đã thông qua báo cáo tổng kết thực hiện mô hình thí điểm trợ giúp xã hội đối với bệnh nhân Lao phổi giai đoạn 2018 – 2020 và triển khai thực hiện kế hoạch thí điểm mô hình trợ giúp xã hội đối với bệnh nhân Lao phổi giai đoạn 2021 – 2023 và năm 2021. Trong giai đoạn 2018 – 2020, có 400 bệnh nhân Lao/Lao kháng thuốc có hoàn cảnh khó khăn, được lập hồ sơ quản lý và trợ giúp; Tổ chức tư vấn khám Lao và chụp X quang cho 700 người, trong đó năm 2018 tư vấn, khám cho 500 học viên đang được quản lý tại cơ sở cai nghiện ma túy, đang điều trị Methadone và trẻ em đnag sống trong môi trường có người mắc lao; Năm 2019 khám, tư vấn cho 100 người thuộc huyện Mai Châu và năm 2020 tư vấn và khám cho 100 người thuộc huyện Đà Bắc. Tư vấn cho 400 bệnh nhân tuân thủ điều trị, tránh bỏ trị, giám sát kỳ thị, tiếp súc trao đổi thông tin với người bệnh. Hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Dự án cho 140 bệnh nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, người thuộc gia đình chính sách trong số các ca bệnh nhân được quản lý với tổng kinh phí là 18.000.000 đồng. Ngoài ra, Trung tâm Công tác xã hội còn thực hiện vận động, kết nối ngoài cộng đồng hỗ trợ dinh dưỡng cho 63 bệnh nhân về sữa tươi với tổng trị giá 18.000.000. Hỗ trợ mua thẻ BHYT cho 33 bệnh nhân với tổng kinh phí 25.271.000 đồng. Hỗ trợ cây giống, con giống, vật nuôi, dụng cụ sản xuất, trang thiết bị làm việc cho 22 bệnh nhân với tổng kinh phí 110.000.000 đồng. Từ đầu năm đến nay có tổng số 55 bệnh nhân được hỗ trợ dinh dưỡng; 05 bệnh nhân được mua thẻ BHYT và 10 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ sinh kế. Trong giai đoạn từ năm 2021 – 2023, mô hình trợ giúp xã hội đối với bệnh nhân Lao phổi đặt ra chỉ tiêu: 100% bệnh nhân lao phổi/ lao kháng thuốc và gia đình được thu thập thông tin và lập hồ sơ quản lý ca đầy đủ; 100% số ca bệnh nhâ quản lý được tư vấn và kết nối dịch vụ kịp thời; Có từ 50 – 60% dịch vụ liên quan đến sinh kế cho người bệnh và gia đình được kết nối thành công; Nhận thức của gia đình, chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc phòng và phòng chống lao phổi và lao kháng thuốc được nâng cao. Kinh phí hoạt động từ nguồn Dự án với tổng số tiền 1.714.470.000đ. Nguồn Ngân sách địa phương đối ứng là 50.000.000đ. Đây là hoạt động rất ý nghĩa, nhằm giúp cho các bệnh nhân lao phổi/ lao kháng thuốc trên địa bàn tỉnh được quan tâm, hỗ trợ giúp họ yên tâm trong điều trị và có động lực vượt lên khó khăn trong cuộc sống./.
Đồng chí: Đỗ Anh Chiến – Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình – Trưởng Ban điều phối, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Minh Thủy (CDC Hòa Bình)