CÁC TƯ THẾ CHO BÉ BÚ ĐÚNG CÁCH

Thứ tư - 10/08/2022 03:53
CÁC TƯ THẾ CHO BÉ BÚ ĐÚNG CÁCH
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng đối với những người làm mẹ lần đầu, nuôi con bằng sữa mẹ là một điều khó khăn, điển hình nhất là tư thế cho con bú cũng khiến cho các mẹ lúng túng vì chưa có kinh nghiệm.
Sau đây là 4 tư thế cho bé bú đúng nhất mẹ nên áp dụng
Theo các bác sĩ, có 4 tư thế cho bé bú phổ biến nhất là tư thế bế ru thuận tay, bế ru ngược tay, tư thế ôm quả bóng và tư thế nằm nghiêng. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà mẹ có thể chọn cho bé một tư thế bú phù hợp.
Tư thế bế ru thuận tay
Ở tư thế này, mẹ để bé nằm trên cánh tay tự nhiên như khi ru con ngủ. Trên thực tế, bế ru thuận tay là tư thế cho bé bú phổ biến nhất và cũng dễ học nhất.
Để cho bé bú ở tư thế bế ru thuận tay, mẹ thực hiện theo các bước sau:
 Nếu mẹ cho bé bú vú bên trái thì dùng tay trái để bế bé, ngược lại nếu mẹ cho bé bú bên phải thì dùng tay phải bế bé sao cho toàn bộ thân và đầu của con đều nằm trên đường thẳng.
 Để mặt con đối diện với núm vú, bụng con áp vào bụng mẹ.
 Cho bé ngậm bắt núm vú.


Tư thế bế ru ngược tay
Tư thế này rất phù hợp với những trẻ sinh non, lực mút yếu. Ở tư thế bế ru ngược tay, bé sẽ bú mẹ dễ dàng hơn và ngậm bắt núm vú được lâu hơn.
Mẹ thực hiện như sau:
Ngược lại với tư thế bế ru ngược tay, nếu mẹ cho bé bú vú bên trái thì dùng tay phải để bế con, còn nếu cho bé bú vú bên phải thì dùng tay trái để bế con, tay còn lại giữ đầu bé.
Để mặt con đối diện với núm vú, bụng con áp vào bụng mẹ.
Cho bé ngậm bắt núm vú.
 
Tư thế ôm trái banh
Tư thế cho bé bú ôm trái banh hợp với những mẹ có núm vú dẹt hoặc bị tụt vào trong, bầu vú lớn hoặc phản xạ xuống sữa quá mạnh. Với những mẹ sinh mổ, đây cũng là tư thế bú rất tốt vì em bé sẽ không đè lên vết mổ của mẹ.
Mẹ thực hiện tư thế ôm trái banh như sau:
Mẹ đặt con nằm ngửa ở bên trái hoặc bên phải mẹ sao cho đầu con ngang tầm với núm vú.
Nếu bé bú bên trái thì mẹ dùng bàn tay trái đỡ đầu và gáy của con. Ngược lại bé bú bên phải thì mẹ dùng bàn tay phải đỡ đầu và gáy của con.
Để con ngậm bắt núm vú.

Tư thế nằm nghiêng
Cho con bú ở tư thế nằm nghiêng thích hợp cho những mẹ cho con bú vào ban đêm, mẹ sinh mổ hoặc mẹ muốn nghỉ ngơi một chút cho con bú.
Mẹ thực hiện cho con bú ở tư thế nằm nghiêng như sau:
Mẹ nằm nghiêng, có thể kê gối ở đùi và đầu gối.
Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ.
Mẹ có thể dùng tay đỡ đầu hoặc hông bé để bé bú mẹ dễ hơn.



   
Bên cạnh các tư thế đúng cách khi cho con bú, người mẹ cũng nên nhận biết khi nào nên cho bé bú.
Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ nên bé rất nhanh đói. Mẹ không thể biết được chính xác cữ bú của bé, vì thế hãy cho bé bú mỗi khi bé thấy đói, chứ không nên áp dụng theo khung giờ cứng nhắc của mẹ.
Vậy làm sao để biết được bé của bạn đang đói? Đó là khi bé trở nên hoạt bát hơn, bé mút tay hoặc có các hành động tìm kiếm vú mẹ. Khi mẹ chạm vào bé, bé sẽ hướng ngay về phía mẹ để được bú. Nếu lúc này mẹ vẫn không nhận ra bé đang đói, bé sẽ khóc, để bé khóc lâu bé sẽ mệt và không chịu bú mẹ nữa.
Nên cho bé bú bao lâu là đủ?
Mẹ để bé bú hết một bên ngực để đảm bảo rằng bé bú được cả phần sữa béo tiết ra vào lúc cuối. Lúc này, mẹ chuyển bé sang bầu vú bên còn lại.
Không có con số chính xác cho việc nên cho bé bao lâu, vì nhu cầu của mỗi bé là khác nhau. Khi bé bú no, bé sẽ ngủ ngoan và tự nhả vú mẹ.
Khi nào nên đánh thức cho bé bú?
Thông thường trẻ sơ sinh sẽ tỉnh dậy mỗi khi bé thấy đói hoặc tã bị ướt làm bé khó chịu. Một số bé khác có thể ngu li bì 3 – 4 giờ đồng hồ mà không thức dậy.
Nếu mẹ thấy bé đã ngủ hơn 4 tiếng từ cữ bú trước, mẹ nên đánh thức bé bằng cách thay tã, mát xa lưng, bụng và chân hoặc cho bé kề da với mẹ. Khi bé tỉnh dậy, đưa bé lại gần vú mẹ, cho bé bú để đảm bảo rằng bé được bú đủ và không bị chậm lớn.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Để có đủ sữa cho con bú, mẹ nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và luôn duy trì tâm trạng thoải mái trong thời gian này./.

Minh Thủy (CDC Hòa Bình)


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

4
7
1
6
2
5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay8,799
  • Tháng hiện tại349,637
  • Tổng lượt truy cập5,593,021
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 360 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 444 | lượt tải:69

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 553 | lượt tải:68

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 553 | lượt tải:80

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 681 | lượt tải:113
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây