CHỦ ĐỘNG TÍCH CỰC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN

Thứ sáu - 30/12/2022 03:43
Vào thời điểm giao mùa giữa mùa đông sang mùa xuân là thời điểm các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa, có khả năng dễ dàng xâm nhập phát triển nhanh khiến người bệnh không kịp trở tay. Chính vì vậy, việc chủ động phòng tránh bệnh, chủ động tự bảo vệ sức khỏe cho cơ thể và người thân là điều vô cùng quan trọng.
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng thường mắc bệnh nhất. Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường xảy ra đối với trẻ dưới 5 tuổi. Các bệnh đường hô hấp thường gặp đó là viêm mũi, viêm họng cấp, viêm VA, viêm amiđan cấp hoặc hốc mủ, viêm xoang... Các triệu chứng thông thường là sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, nhiều đờm...; Các bệnh về tiêu hóa thường gặp có 2 loại là tiêu chảy thường và tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp do vi khuẩn, do vi nấm, do ký sinh trùng hoặc do nhóm virus đường ruột gây ra. Bệnh tiêu chảy do virus rota thường xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch, nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây hại cho trẻ.
Có nhiều cách để phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân. Nhưng quan trọng nhất là người dân phải chủ động bảo vệ bản thân, gia đình và tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo từ bộ Y tế liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là các khuyến cáo liên quan đến bảo vệ sức khỏe trẻ em: Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh (ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời,  lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu); Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người; Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm; Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…); Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình; Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Về phía các cơ quan chức năng, nên đẩy cao công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao chất lượng nhận thức cho mọi người về những kiến thức phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân. Tại các trường học, thầy cô có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá để hướng dẫn học sinh biết cách bảo vệ bản thân trước dịch bệnh. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng tăng cường việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây có thể là căn nguyên dẫn đến các căn bệnh về hệ tiêu hóa cho cả người lớn và trẻ em./.
ảnh
Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế
để được khám, xử trí kịp thời

Hồng Dung – CDC Hòa Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

4
7
5
2
1
6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay4,772
  • Tháng hiện tại146,340
  • Tổng lượt truy cập8,204,755
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1538 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1506 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây