HÃY ĐƯA TRẺ ĐI TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ, ĐÚNG LỊCH

Thứ sáu - 03/05/2024 23:11
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tiêm chủng là một biện pháp phòng bệnh an toàn, hiệu quả và ít tốn kém nhất để bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Hiện nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng triển khai tiêm miễn phí các vắc xin phòng ngừa 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em gồm lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn Hib, viêm não Nhật Bản, sởi, rubella. Các vắc xin này đã được các cơ quan chuyên môn kiểm định chặt chẽ về độ an toàn và chất lượng, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Các cơ sở tiêm chủng cũng cần đạt các tiêu chí an toàn của Bộ Y tế để trở thành Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng.
Mỗi năm, hàng chục triệu mũi tiêm được sử dụng để tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em Việt Nam trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Nhờ đó, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, đạt mục tiêu loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản... cũng giảm rõ rệt.
a
Tiêm chủng cho trẻ tại Trạm Y tế xã Pà Cò, huyện Mai Châu
Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trong cộng đồng. Những trẻ chưa có miễn dịch phòng bệnh là những trẻ dễ mắc bệnh nhất, đặc biệt là khi có dịch bệnh xảy ra. Trẻ không được tiêm chủng, tiêm chủng không đủ mũi, không đúng lịch đều có nguy cơ mắc bệnh do chưa đủ kháng thể bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh. Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, khi mắc bệnh dễ xảy ra các biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc chậm lịch tiêm. Điều này, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của các em, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay.
Mỗi loại vắc xin chỉ có thể hoạt động tối ưu khi chúng được tiêm đủ liều, ở một độ tuổi nhất định. Hãy kiểm tra sổ tiêm hoặc hỏi cán bộ y tế về các mũi tiêm cần thiết của trẻ, đưa trẻ đến tiêm tại trạm y tế, trung tâm y tế hoặc các điểm tiêm lưu động theo lịch trình thông báo tại địa phương.
Vì sức khoẻ của con bạn và hạnh phúc của gia đình, hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

Kim Tuất (CDC Hòa Bình)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

5
1
4
7
6
2
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập299
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm298
  • Hôm nay32,281
  • Tháng hiện tại173,980
  • Tổng lượt truy cập7,997,473
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1352 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1487 | lượt tải:187

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1514 | lượt tải:167

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1460 | lượt tải:166

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1468 | lượt tải:196
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây