PHÂN BIỆT CÚM MÙA VÀ COVID-19

Thứ sáu - 09/09/2022 04:41
PHÂN BIỆT CÚM MÙA VÀ COVID-19
Cúm mùa và COVID-19  đều là bệnh lây qua đường hô hấp, do các loại virus khác nhau gây ra. Một số triệu chứng của bệnh cúm, COVID-19 và các bệnh đường hô hấp nói chung là tương tự nhau. Chỉ có xét nghiệm sinh học mới chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh. COVID-19 dễ lây lan hơn bệnh cúm, nhưng khi ngày càng có nhiều người được chủng ngừa đầy đủ thì tỷ lệ lây lan sẽ ít hơn và chậm lại. Vậy có thể phân biệt cúm thường với COVID-19 bằng cách nào?
Trong 3 triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của COVID-19 là sốt, ho khan và khó thở, chỉ có khó thở là không liên quan đến cảm cúm. Ngoài ra, mất khứu giác là dấu hiệu được báo cáo sớm nhất và phổ biến liên quan đến SARS-CoV-2, đồng thời là dấu hiệu để phát hiện người mắc COVID-19 hiệu quả hơn so với các triệu chứng như sốt và ho.
Các trường hợp mắc cúm nếu mất khứu giác thường liên quan đến nghẹt mũi do tích tụ chất nhầy. Trong khi đó, mất khứu giác do COVID-19 xảy ra đột ngột do liên quan trực tiếp đến nhiễm trùng SARS-CoV-2 trong biểu mô mũi và các tế bào thần kinh khứu giác, mà không có bất kỳ tắc nghẽn nào. Do đó, những người bị mất khứu giác đột ngột nên được nghi ngờ là dương tính với COVID-19 và cần làm xét nghiệm để xác nhận.


Trong khi các triệu chứng COVID-19 thường xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với SARS-CoV-2, các triệu chứng của cúm thông thường xuất hiện từ một đến ba ngày sau khi tiếp xúc với vi rút gây bệnh.
So với bệnh cúm, COVID-19 có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn ở một số người, thậm chí dẫn đến nhập viện và tử vong ngay cả ở những người khỏe mạnh. Một số người nhiễm COVID-19 sau khi xuất viện vẫn có thể có một số vấn đề sức khỏe hậu COVID.
Làm thế nào để tránh mắc COVID-19, cúm mùa?
Tránh tiếp xúc gần, đặc biệt với người có biểu hiện hoặc có nguy cơ mắc bệnh;
Đeo khẩu trang ở các không gian công cộng trong nhà và ngoài trời, nơi có nguy cơ lây truyền bệnh, tụ tập đông người;
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn;
Che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi;
Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng;
Làm sạch và khử trùng các bề mặt dễ tiếp xúc, chẳng hạn như tay nắm cửa, công tắc đèn, thiết bị điện tử, tay vịn cầu thang…
Tiêm phòng vắc xin COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và vắc xin cúm nhắc lại hàng năm là biện pháp nhanh chóng và hiệu quả để phòng tránh bệnh.
                                                         Thu Hương – CDC Hòa Bình

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
6
1
5
2
4
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay5,120
  • Tháng hiện tại148,214
  • Tổng lượt truy cập8,206,629
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1399 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1538 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1592 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1506 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây