BỆNH TÂM THẦN, BIỂU HIỆN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH TẠI CỘNG ĐỒNG

Thứ năm - 15/08/2024 09:47
Bệnh tâm thần là bệnh lý do rối loạn hoạt động não bộ gây ra những biến đổi bất thường về lời nói, tác phong, tình cảm, hành vi, ý tưởng. Bệnh tâm thần tuy không nguy hiểm đến tính mạng song lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.. Các bệnh lý tâm thần điển hình bao gồm: Rối loạn lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, hành vi gây nghiện và rối loạn ăn uống.

Một số triệu chứng rối loạn tâm thần thường gặp như:
Rối loạn cảm giác: Tăng cảm giác, giảm cảm giác và rối loạn cảm giác bản thể.
Ảo tưởng: Người bệnh cảm nhận sai lệch toàn bộ về một sự vật, hiện tượng có thật trong hiện tại khách quan, bao gồm ảo tưởng cảm xúc, ảo tưởng lời nói và ảo ảnh kỳ lạ…
Ảo giác: Người bệnh cảm giác tri giác như có thật về một sự vật, hiện tượng không hề tồn tại trong thực tại khách quan. Ảo giác có thể kèm theo hoặc không kèm theo rối loạn về ý thức hoặc rối loạn về tư duy. Ảo giác có thể xuất hiện lẫn lộn với sự vật thực hoặc xuất hiện riêng lẻ.
Rối loạn ngôn ngữ: Đây là rối loạn tâm thần rất đa dạng với nhiều biểu hiện như người bệnh nói nhanh, nói chậm, không nói, nói ngắt quãng, nói lải nhải, nói một mình, nói giả giọng địa phương, nói đảo lộn ngữ pháp hoặc tự đặt ra tiếng nói riêng mà người bình thường không thể hiểu được.
Ám ảnh: Người bệnh có những ý tưởng không thực tế, biết nó là sai, người bệnh tự đấu tranh để xua đuổi nó nhưng không thành. Ý tưởng ám ảnh vẫn luôn xuất hiện trong ý thức của người bệnh với tính chất cưỡng bách.
Hoang tưởng: Đây là những ý nghĩ và phát đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế sinh ra bởi bệnh tâm thần song người bệnh cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích và không thể đả thông giúp người bệnh hiểu được. Hoang tưởng chỉ biến mất khi bệnh tâm thần thuyên giảm hoặc khỏi.
Rối loạn cảm xúc: Tăng cảm xúc, giảm cảm xúc hay thậm chí là mất cảm xúc.
Rối loạn ý chí và hành động: Người bệnh ở trạng thái tăng ý chí thì ngôn ngữ và hành vi được tăng cường, người bệnh luôn đi lại, nói nhiều, vui vẻ còn người bệnh ở trạng thái giảm ý chí thì ngồi lì, không tiếp xúc, thờ ơ với mọi việc xung quanh, không tham gia các hoạt động tập thể…
Rối loạn bản năng: Đây là dạng rối loạn khá phức tạp, đôi khi khó lường trước được hậu quả, người bệnh có thể có những cơn xung động đập phá la hét, đánh người, cơn trộm cắp, nghiện ngập, cơn loạn dâm…
Rối loạn trí nhớ: Người bệnh có thể tăng trí nhớ, giảm trí nhớ hoặc loạn nhớ.
Ngay từ đầu năm Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hòa Bình đã đặt ra 5 mục tiêu cụ thể gồm: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo Trung tâm Y tế các huyện/ thành phố. Tăng cường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để triển khai các chương trình về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần; giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính để dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần; tăng tỷ lệ phát hiện, quản lý điều trị, chăm sóc người mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần; phát triển, nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần; phát triển hệ thống giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hòa Bình, tính đến tháng 7/2024, tổng số bệnh nhân tâm thần trong toàn tỉnh là 2.852 người. Trong đó, có 20 bệnh nhân mới. Số bệnh nhân đang điều trị là 2.271 người; số bệnh nhân bỏ trị là 581 người; số bệnh nhân ổn định là 2.432 người; số bệnh nhân mãn tính, tàn phế là 97 người.
Để phòng bệnh tâm thần tại cộng đồng cần:
Tăng cường giáo dục, truyền thông phổ biến kiến thức về sức khỏe tâm thần, các rối loạn và bệnh tâm thần, các yếu tố thuận lợi làm phát sinh bệnh để cộng đồng hiểu biết và phòng ngừa.
Tăng cường các biện pháp quản lý để hạn chế tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn trong sinh hoạt.
Làm tốt công tác chăm sóc thai sản và trẻ em, tiêm vacxin đầy đủ để phòng tránh viêm não, màng não.
Củng cố và nâng cao hiệu quả của hệ thống giám sát, quản lý người bệnh ở cộng đồng để giúp họ duy trì tốt kết quả điều trị, hạn chế tái phát và ngăn chặn kịp thời những hành vi nguy hiểm cho xung quanh.
Phòng ngừa bệnh tâm thần không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách y tế mà còn là nhiệm vụ chung của nhà nước và toàn xã hội, nhất là xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa để tạo môi trường xã hội lành mạnh. Kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Mỗi cá nhân hãy sống tốt, đóng góp công sức có ích cho xã hội, được mọi người xung quanh yêu mến cũng là điều kiện để hạn chế rối loạn tâm thần.
Môi trường sống như cây xanh, cảnh quan, nguồn nước cũng gián tiếp tạo cho con người có cuộc sống có chất lượng, hạn chế bệnh tật, trong đó có bệnh/ rối loạn tâm thần.
a
Buổi sinh hoạt của các bệnh nhân tâm thần tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình
Minh Thủy (CDC Hòa Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

6
7
1
5
4
2
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay35,687
  • Tháng hiện tại177,386
  • Tổng lượt truy cập8,000,879
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1352 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1487 | lượt tải:187

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1515 | lượt tải:168

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1460 | lượt tải:167

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1468 | lượt tải:197
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây