THUỐC LÁ – NGUYÊN NHÂN CỦA NHIỀU BỆNH MÃN TÍNH

Chủ nhật - 11/08/2024 21:43
Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất hóa học, trong đó có 69 chất là nguyên nhân gây các bệnh ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín, Nicotin, chất gây nghiện, chất gây độc tế bào, đột biến gen... Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo “Cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của thuốc lá mới và đề xuất biện pháp cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, quảng cáo các sản phẩm này” diễn ra tại Hà Nội ngày 05/7/2024, bà Đinh Thị Thu Thuỷ - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết: Theo Tổ chức Y tế thế giới, số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam xấp xỉ 380 nghìn ca/năm, chiếm 73% tổng số ca tử vong và làm giảm đáng kể tuổi thọ trung bình của người dân. Yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm được biết rất rõ là sử dụng thuốc lá, thực phẩm nhiều chất béo có hại, lạm dụng rượu bia… và thiếu hoạt động thể chất. Các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có gần 8 người tử vong do các bệnh không lây nhiễm. Trong khi đó, nếu loại trừ được các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực và sử dụng rượu bia sẽ phòng được ít nhất 80% các bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường và hơn 40% các bệnh ung thư. Do vậy, việc thay đổi lối sống, thay đổi các hành vi nguy cơ để bảo vệ sức khỏe ngay từ bây giờ chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội…
a
Khi hút thuốc lá một số hoạt chất tác động trực tiếp trên niêm mạc đường hô hấp, phần lớn các chất trong khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh mãn tính sau: Bệnh tim mạch chiếm hàng đầu trong các bệnh do khói thuốc: tạo ra mảng xơ vữa, tổn thương lòng mạch, gây viêm tắc mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, giảm trí nhớ, giảm trí thông minh và khả năng học tập... Bệnh ung thư: Chủ yếu là ung thư phế quản phổi (chiếm 90%), nguy cơ bị ung thư phổi liên quân đến số lượng và thời gian hút thuốc, ung thư vòm họng, miệng, thực quản, ung thư ruột... Ở người hút thuốc, bệnh ung thư dễ phát triển hơn so với người không hút thuốc. Bệnh hô hấp: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khói thuốc kích thích chất đọng trong niêm mạc khí phế quản có thể làm khởi phát cơn hen ở người bị hen.
Cùng với đó, thuốc lá còn gây ra nhiều bệnh khác như: Tăng nguy cơ loãng xương, tăng nguy cơ bất lực ở nam giới, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh; Tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú ở nữ giới, dị dạng thai nhi, thai thiếu cân ở phụ nữ mang thai. Bệnh răng và lợi: Viêm loét, cao răng, các mảng bám vào răng làm cho răng dễ bị lung mủ, dễ rụng tự nhiên hơn. Hút thuốc làm tổn thương tế bào võng mô và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mô do tuổi tác. Hút thuốc còn gây ra chứng đục thủy tinh thể.

Kim Tuất (CDC Hòa Bình)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

1
4
5
2
7
6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay35,702
  • Tháng hiện tại177,401
  • Tổng lượt truy cập8,000,894
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1352 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1487 | lượt tải:187

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1515 | lượt tải:168

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1460 | lượt tải:167

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1468 | lượt tải:197
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây