ĐỒNG NHIỄM LAO/HIV HIỂM HỌA KÉP CÓ THỂ NGĂN CHẶN

Thứ tư - 19/03/2025 22:42
Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lao gây ra, chỉ người nhắc bệnh lao phổi mới là nguồn lây bệnh cho người khác qua đường không khí. Bệnh lao có thể phòng và chữa khỏi nếu phát hiện sớm và chữa đúng cách.
Đồng nhiễm lao/HIV là chỉ người vừa có HIV vừa bị bệnh lao. Nguy cơ mắc lao của những người nhiễm HIV cao hơn ở những người bình thường 20 – 37 lần. Bệnh lao tiến triển nhanh ở người có HIV đồng thời HIV cũng tiến triển nhanh khi bị mắc lao. Lao là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người có HIV. Việc khám sàng lọc ở người có HIV rất quan trọng vì nếu mắc lao thì được điều trị kịp thời, nếu không mắc lao có thể được điều trị dự phòng lao.
Dấu hiệu nghi mắc bệnh lao:
Ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần là dấu hiệu hay gặp nhất của bệnh lao phổi. Các dấu hiệu có thể kèm theo là: sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi ban đêm, gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở, ho ra máu.
Người có HIV nghi mắc lao khi có ít nhất một trong các dấu hiệu sau: Hiện tại có ho, sốt, sút cân, ra mồ hôi ban đêm.
Trẻ em có  HIV nghi mắc lao khi có ít nhất một trong các dấu hiệu sau: Không tăng cân hoặc thiếu cân so với độ tuổi hoặc sút cân từ 5% trở lên so với lần kiểm tra gần nhất, sốt, hiện tại có ho, có tiếp xúc với người bệnh lao, ra mồ hôi ban đêm.
Chẩn đoán bệnh lao ở người nhiễm HIV
Thực tế biểu hiện trên lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh lao ở người nhiễm HIV thường không điển hình và thường tiến triển nhanh dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy tại các cơ sở y tế, đặc biệt những phòng khám ngoại trú cho người nhiễm HIV phải chú ý sàng lọc bệnh lao cho người nhiễm HIV mỗi lần đến khám do bất kỳ lý do nào. Việc chẩn đoán mắc bệnh lao ở người nhiễm HIV do bác sĩ quyết định căn cứ trên yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao, các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao ở người nhiễm HIV bao gồm người bệnh có tiền sử điều trị bệnh lao, có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm lao, có tiền sử chữa bệnh trong các cơ sở cai nghiện hoặc ở trại giam, có tình trạng suy dinh dưỡng, có tiền sử nghiện rượu và ma túy.
Các dấu hiệu lâm sàng cần được lưu ý, sàng lọc bệnh lao ở người nhiễm HIV nhằm loại trừ khả năng mắc lao để cung cấp thuốc điều trị dự phòng                        theo quy định, đồng thời phát hiện những bất thường nghi mắc bệnh lao hoặc không loại trừ được bệnh lao để chuyển đến cơ sở y tế khám chuyên khoa nhằm phát hiện bệnh lao. Người nhiễm HIV nếu không có đủ 4 triệu chứng như ho, sốt nhẹ về chiều, sút cân, ra mồ hôi trộm thì có thể loại trừ được không mắc bệnh lao tiến triển. Nếu có ít nhất 1 hoặc nhiều triệu chứng trên thì cần gửi bệnh nhân đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao.
Xét nghiệm đờm là cách tốt nhất để xác định người nghi lao có mắc bệnh lao phổi hay không. Xét nghiệm sinh học phân tử đờm được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa lao.
Nếu kết quả xét nghiệm đờm âm tính mà người bệnh vẫn có các dấu hiệu nghi ngờ mắc lao thì sẽ được mắc lao thì sẽ được hướng dẫn làm thêm một số xét nghiệm khác như: chụp Xquang phổi, nuôi cấy đờm tìm vi khuẩn lao.
Người có HIV được ưu tiên làm xét nghiệm sinh học phân tử để phát hiện lao và lao đa kháng thuốc.
Điều trị lao đúng cách:
Bệnh nhân được khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa lao hoặc các cơ sở y tế có xác nhận của Chương trình Chống lao Quốc gia.
Dùng thuốc  theo nguyên tắc “phối hợp thuốc, đúng, đủ, đều”. Dùng phối hợp thuốc từ 3 – 4 loại thuốc; Dùng thuốc đúng là đúng tên thuốc theo đơn, không tự ý bỏ bớt, thêm hoặc đổi thuốc; Dùng thuốc đủ liều và đủ thời gian ít nhấ là 6 tháng; Dùng đều là dùng một lần duy nhất trong ngày, uống các thuốc cùng một lần cách xa bữa ăn.
Đi xét nghiệm đầy đủ, đúng hẹn theo hướng dẫn của cán bộ y tế; Người có HIV mắc lao sẽ được ưu tiên điều trị bằng thuốc ARV ngay sau khi bắt đầu điều trị lao.
Phòng mắc bệnh lao:
Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh theo lịch tiêm chủng; phát hiện sớm người mắc bệnh lao và điều trị cho đến khi khỏi bệnh để không lây lan cho những người xung quanh; Điều trị dự phòng lao bằng thuốc Izoniasid (INH) theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với trẻ em dưới 5 tuổi trong gia đình có người mắc lao và người có HIV; Đảm bảo điều kiện nhà ở thông thoáng, vệ sinh; dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe.

a
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình thực hiện soi tiêu bản Lao

Minh Thủy (CDC Hòa Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

2
6
4
1
5
7
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập111
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay5,440
  • Tháng hiện tại252,286
  • Tổng lượt truy cập9,124,385
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1573 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1756 | lượt tải:248

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1789 | lượt tải:213

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1661 | lượt tải:218

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1650 | lượt tải:250
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây