Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình (CDC Hòa Bình)
TĂNG CƯỜNG TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Thứ hai - 17/03/2025 23:10
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh sởi ngày 15/3/2025 và Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 của Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương đã ban hành Công văn số 116/GDSKTƯ ngày 17/3/2025 về việc tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh sởi năm 2025.
Năm 2025, bệnh sởi diễn biến khá phức tạp ở cả Việt Nam và trên thế giới.Ngay từ năm 2024, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới trong năm 2024-2025. WHO ước tính riêng năm 2023, thế giới có trên 10,3 triệu ca mắc sởi. Năm 2024, 184 quốc gia báo cáo có ca sởi với 127.350 trường hợp mắc, cao gấp đôi so với năm 2023. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Phòng bệnh Bộ Y tế tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh sởi ngày 15/3/2025, số mắc sốt phát ban nghi sởi gia tăng liên tục từ tháng 6/2024, đặc biệt vào tháng cuối năm 2024. Tính riêng từ đầu năm 2025 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận khoảng 38.807ca nghi sởi tại 63 tỉnh, thành và 05 trường hợp tử vong liên quan đến sởi, gần bằng cả năm 2024 (năm 2024 có hơn 45.554 trường hợp sốt phát ban nghi sởi). Số mắc sốt phát ban nghi sởi phân bố rải rác ở các nhóm tuổi, trong đó chủ yếu là từ 09 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi, chiếm 72,7%.Khoảng 90,8% ca mắc là do không tiêm chủng vắc xin sởi.Nguyên nhân chính của sự bùng phát bệnh sởi trên thế giới và tại Việt Nam được xác định là tỷ lệ tiêm chủng vắc xin thấp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong khi đó tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi phải đạt tối thiểu 95% thì mới đủ miễn dịch cộng đồng trong phòng, chống bệnh sởi. Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả là Tiêm vắc xin sởi đầy đủ và đúng lịch:Mũi 1: Khi trẻ đủ 9 tháng tuổi.Mũi 2: Khi trẻ 18 tháng tuổi.Việc tiêm vắc xin đúng lịch giúp tạo miễn dịch sớm, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh. Thực hiện tốt 5 khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống bệnh sởi, trong chương trình tiêm chủng thường xuyên bao gồm: + Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch; + Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ; + Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ; + Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường; + Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Tư vấn về tiên chủng vắc xin phòng bệnh sởi tại Trạm y tế xã Lạc Sỹ, huyện Yên Thủy Kim Tuất (CDC Hòa Bình)