TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ NGƯỜI THUỘC NHÓM NGUY CƠ MẮC COVID-19

Thứ ba - 22/02/2022 22:18
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ NGƯỜI THUỘC NHÓM NGUY CƠ MẮC COVID-19
Người thuộc nhóm có nguy cơ mắc COVID-19 bao gồm: người trên 50 tuổi, người có bệnh nền có nguy cơ cao, phụ nữ có thai, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.
Theo tài liệu thống kê của Bộ Y tế, 20 bệnh nền có nguy cơ cao khi mắc Covid-19 gồm: Ðái tháo đường; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác; ung thư (nhất là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác); bệnh thận mạn tính; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; béo phì, thừa cân; bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim); bệnh lý mạch máu não; hội chứng Down; HIV/AIDS; bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ); bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; hen phế quản; tăng huyết áp; thiếu hụt miễn dịch; bệnh gan; rối loạn do sử dụng chất gây nghiện; đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; các bệnh hệ thống; bệnh lý khác đối với trẻ em (tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải).
Để bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao hiệu quả, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND tỉnh ngày 09/02/2022 về Quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế thấp nhất người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 và tử vong do COVID-19. Cụ thể:
Tổ chức rà soát, lập danh sách, quản lý sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ, điều tra xác định các yếu tố: tình trạng bệnh nền đang điều trị; tình trạng sức khỏe; tình trạng sống; nhu cầu hỗ trợ; tình trạng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người cao tuổi tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
Rà soát, tổ chức tiêm phòng COVID-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho người không thể di chuyển được. Rà soát và tổ chức tiêm phòng đầy đủ cho người sống chung, sống cùng gia đình.
Tổ chức truyền thông, tư vấn về phòng chống COVID-19 cho nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình biết cách tự theo dõi sức khỏe, thực hiện 5K; Lợi ích của tiêm vắc xin phòng COVID-19; Hướng dẫn phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ mắc và thông báo đến cơ quan y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị sớm.
Các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, cùng gia đình; chủ động xét nghiệm các trường hợp có biểu hiện: sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khướu giác, khó thở… Khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho Trạm Y tế, xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.
Tại các cơ sở y tế, bố trí các buồng bệnh phù hợp khi người thuộc nhóm nguy cơ phải điều trị nội trú, quy định chặt chẽ người chăm sóc để hạn chế thấp nhất nguy cơ bị lây nhiễm COVID-19 khi đang phải điều trị các bệnh lý khác.
Người thuộc nhóm nguy cơ khi được chẩn đoán xác định nhiễm COVID-19 cần được đưa ngay đến các cơ sở điều trị COVID-19 là cơ sở y tế theo đánh giá phân tầng phù hợp. Nếu thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ tại nhà cần có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của người mắc COVID-19. Đồng thời tổ chức tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, sống cùng gia đình. Hướng dẫn, hỗ trợ xử trí các triệu chứng thông thường, hỗ trợ theo dõi, chăm sóc và xử trí các tác dụng phụ nhẹ của thuốc điều trị, cung cấp kiến thức về vệ sinh và dinh dưỡng.
Ngoài ra, thực hiện quản lý tốt bệnh không lây nhiễm bằng các hoạt động cụ thể như: tổ chức khám sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm người mắc bệnh; quản lý, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động, tuân thủ điều trị; bảo đảm việc cung ứng phát thuốc đầy đủ, kịp thời.
                                                                   Thu Hương – CDC Hòa Bình



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

7
5
2
6
4
1
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay2,675
  • Tháng hiện tại144,243
  • Tổng lượt truy cập8,202,658
Văn bản

38/2023/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH KỸ THUẬT QUY CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 1398 | lượt tải:0

TT 33/2023

Thông tư số 33/2023/TT-BYT

Thời gian đăng: 02/01/2024

lượt xem: 1538 | lượt tải:201

154/TB-SYT

Thông báo lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn chất lượng nước

Thời gian đăng: 28/09/2023

lượt xem: 1591 | lượt tải:177

474/KSBT-TT 14-8-2023

Công văn tăng cường truyền thông PC bệnh Dại

Thời gian đăng: 16/08/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:178

04-17-2023-14.27-1

Thông báo

Thời gian đăng: 17/04/2023

lượt xem: 1504 | lượt tải:205
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây